Tiểu sử nhà báo, nhà văn Xích Điểu (Sinh năm 1913)
Nhà báo, nhà văn Xích Điểu, sinh ngày 5.4.1913, tên thật là Trần Minh Tước. Các bút danh : Xích Điểu, Trần Minh Tước, K. Quê gốc : xã Dục Tú, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Sinh trưởng trong một gia đình nho học, học trung học ở trường Bưởi thời Pháp thuộc, ông sớm cho đăng những bài thơ, truyện ngắn đầu tay trên báo Đông Pháp, Ngọ báo. Năm 1931, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông nghỉ học, đi dạy học tư Xà viết báo kiếm sống. Ông viết cho tờ Nông – Công – Thương và Phụ nữ thời đàm. Cùng với Phan Khôi, ông khẳng định tên tuổi của mình trên Phụ nữ thời đàm, là cây bút chủ lực chịu trách nhiệm mảng văn học của tờ báo này. Truyện dài mang đậm màu sắc của trào lưu văn chương lãng mạn, nhan đề Có lái đò sông Thương và truyện khoa học viễn tưởng Hy sinh (1933) là những sáng tác văn học của ông trong thời kỳ này.
Tác phẩm nhà báo, nhà văn Xích Điểu
Năm 1936, Xích Điểu tham gia Mặt trận thanh niên dân chủ, viết bài cho báo Le Travail, một trong những tờ báo tiếng Pháp ở Hà Nội ủng hộ phong trào cách mạng. Rồi ông vào Sài Gòn, cùng với một số bạn hữu thân thiết lập tờ báo Mới, tiếng nói của Mặt trận thanh niên dân chủ, cho đăng các bài vở có nội dung tiến hộ, bênh vực người nghèo, đấu tranh cho tự do, dân chủ. Những bài thơ đầu tiên của Tố Hữu trong tù gửi ra được giới thiệu trên báo này.
Trên chuyên mục văn học của báo, Xích Điểu có bài thường xuyên, đáng chú ý là có bài phê bình, khẳng định giá trị của Tắt đèn, Số đỏ, thơ Tố Hữu. Những năm làm báo Mới là thời kỳ hoạt động rực rỡ và sôi nổi trong đời làm báo của ông.
Do hoạt động tích cực trên báo Mới, Xích Điểu bị chính quyền thực dân theo đối và bắt giam tại Khám Lớn (Sài Gòn) tháng 9.1939, với án 3 năm tù giam. Cuối 1939, ông trốn khỏi nhà tù, lao vào hoạt động bí mật. Đến tháng 1.1940, ông bị bắt lại và bị đày ở Sơn La. Trong tù, ông viết bài cho báo Suối reo do Xuân Thủy phụ trách. Năm 1943, ông được thả, nhưng bị quản thúc tại Bắc Giang, tiếp tục viết cho các tờ báo công khai như Phong hóa, Ngày tay.
Cách mạng tháng Tám thành công, Xích Điểu tham gia công tác chính quyền : làm Chủ tịch UBHC tỉnh Lạng Sơn, rồi Phó chủ tịch UBHC Liên khu Việt Bắc.
Hòa bình lập lại, về Hà Nội, ông trở lại với hoạt động báo chí, giữ cương vị Giám đốc Sở báo chí TƯ thuộc Phủ thủ tướng. Ông tiếp tục viết bài cho các báo Nhân Dân, Cứu quốc, Văn nghệ… với các thể loại sở trường : văn tiểu phẩm chính luận, đả kích, thơ châm biếm, trào phúng. Ông còn viết kịch bản cho sân khấu.
Năm 1957, khi Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Xích Điểu là một trong những hội viên sáng lập.
Năm 1936, Xích Điểu tham gia Mặt trận thanh niên dân chủ, viết bài cho báo Le Travail, một trong những tờ báo tiếng Pháp ở Hà Nội ủng hộ phong trào cách mạng. Rồi ông vào Sài Gòn, cùng với một số bạn hữu thân thiết lập tờ báo Mới, tiếng nói của Mặt trận thanh niên dân chủ, cho đăng các bài vở có nội dung tiến hộ, bênh vực người nghèo, đấu tranh cho tự do, dân chủ. Những bài thơ đầu tiên của Tố Hữu trong tù gửi ra được giới thiệu trên báo này.
Đầu những năm 70 (thế kỷ XX), ông làm Tổng biên tập báo Thống nhất.
Sau 1975, khi nước nhà thống nhất, ông làm Phó tổng thư ký Hội nhà báo Việt Nam, kiêm Cố vấn, chuyên viên cao cấp cho tờ Giải phóng. Năm 1980, ông nghỉ hưu tại TP Hồ Chí Minh.
Những tác phẩm chính đã tập hợp và in riêng của ông sau Cách mạng tháng Tám : Trắng đen (thơ châm biếm – 1960), Sau mặt nạ nhân vị (1961), Người hay vật (1962), Cái đuôi con chó (1969), Cướp cũ. cướp mới (thơ trào phúng – 1971).
Hơn 65 năm gắn bó hết lòng với nghề báo, nghề văn, Xích Điểu là một ngòi bút trào phúng đầy bản lĩnh, vững vàng, giàu nhiệt huyết đấu tranh cho cái đúng, lẽ phải, phù hợp với sự tiến bộ của cách mạng. Ông là một người có tên tuổi trong làng báo, làng thơ trào phúng, châm biếm ở Việt Nam.
- Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác