Tiểu sử nhà chiến sĩ yêu nước, nhà thơ, nhà văn Phan Châu Trinh
Nhà chiến sĩ yêu nước, nhà thơ, nhà văn Phan Châu Trinh, từ Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã. Ông sinh ngày 9.9.1872, mất ngày 24.3.1926. Quê gốc: làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Cùng với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh nổi tiếng là người học giỏi. Sau khi đậu Phó bảng, ông làm quan một thời gian ngắn rồi cáo về, đi khắp trong nước và sang Nhật xem xét thời cuộc và hoạch định công việc của đất nước. Ông chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ phong kiến, thực hiện dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công thương nghiệp. Chủ trương không bạo động, không nhờ ngoại viện, ông muốn lợi dụng chính quyền thực dân, vin vào những lời tuyên bố, hứa hẹn của chúng để làm chính trị công khai. Năm 1906, ông gửi một bức thư lên chính phủ Đông Dương (Đầu Pháp chính phí thô trình bày tình trạng nguy ngập của dân chúng do bọn tham quan, ô lại, chính sách thuế khóa nặng nề gây ra và đề nghị cải lương chính sách của Chính phủ bảo hộ. Năm 1907, ông cổ động nhân dân mở gần 40 trường dạy chữ quốc ngữ ở Quảng Nam.
Cùng với Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, ông luôn tìm cách đẩy mạnh công cuộc duy tân, khai hóa : lập các hội, thương hội, thư xã, hội đồng, hội trồng quế, xưởng làm đồ sứ.Giữa năm 1907, ông ra hoạt động ở Hà Nội, được mời giảng dạy tại trường Đông Kinh nghĩa thục. Đâu năm 1909, xảy ra vụ chống thuế ở Trung Kỳ. Triều đình Huế tố cáo ông là người khởi xướng, vì thế ông bị bắt và giải về Huế. Nam triều và khâm sứ Huế xử và đàn ông đi Côn Lôn. Ba năm sau, được tha, ông xin sang Pháp với hy vọng vận động các chính khách Pháp thi hành cải cách chính trị ở Đông Dương, nhưng không có kết quả. Năm 1914, nhân có người đưa cho ông bức thư nói là của Cường Đề từ Đức gửi qua, ông bị vu về tội liên lạc với kẻ địch để chống nước Pháp và bị bắt, bị giam giữ Ở ngục quốc sư phạm Xăng Tê. Vì không có bằng chứng gì, chúng buộc phải tha ông (1915) sau 9 tháng giam giữ. Trong lúc ở tù, để giải trí ông dùng tục ngữ, ca dao, thành ngữ làm nên 200 bài thơ dưới nhan đề chung Xăng tê thi tập. Năm 1922, nhân Khải Định sang Pháp, ông viết một bức thư nổi tiếng Thư thất điệu kế bảy tội danh của Khải Định, tố cáo hắn trước dư luận, nhằm ngăn trở hắn làm những điều ám muội hại dân, nhục nước. Năm 1925, ông về Sài Gòn, diễn thuyết : Đạo đức và luân lý Đông, Tây, Quản trị chủ nghĩa, dân trị chủ nghĩa. Cuối năm đó, ông ốm nặng và qua đời ở Sài Gòn ngày 24.3.1926. Đám tang ông được tổ chức trong khắp ba kỳ bất chấp sự khủng bố của thực dân, Đó là cuộc biểu dương lòng yêu nước rộng khắp của cả dân tộc và để lại một dấu ấn trong lịch sử văn học Việt Nam, với nhiều áng thơ điếu; tế tuyệt tác.
Tác phẩm nhà chiến sĩ yêu nước, nhà thơ, nhà văn Phan Châu Trinh
Tác phẩm chính : Đầu Pháp chính phủ thự (chữ Hán 1966), Tỉnh quốc hồn ca (1907), Thất điêu tín (chữ Hán – 1922), Đông Dương chính luận, Tây Hồ thi tập (chữ Hán và quốc âm), Xăng tê thi tập (1915), Giai nhân kỳ ngộ (truyện thơ), Tỉnh quốc hồn ca lI (1922).
Phan Châu Trinh là một chí sĩ yêu nước có những chủ trương mạnh bạo như cần phải lật đổ bộ máy quân chủ phong kiến chứ không thể dựa vào nó,cần phải nâng cao trình độ nhân dân về mọi mặt dân quyền, dân trí. Muốn vậy cần phải vận động duy tân, phải thức tỉnh sĩ phu và dân chúng. Ông là người hành động, có khả năng tổ chức, sáng tạo. Phan Châu Trinh đã sáng tác và sử dụng văn học như một vũ khí góp phần tích cực vào việc thức tỉnh tính thần nhân dân, dấy lên một phong trào yêu nước sôi nổi những năm đầu thế kỷ XX. Tỉnh quốc hồn ca II kêu gọi duy tân theo hướng dân chủ tư sản. Tác phẩm gồm 468 câu thơ song thất lục bát. Phần đầu khơi gợi lại quá khứ vẻ vang, oanh liệt của dân tộc, phần tiếp nêu lên thực trạng đất nước, từ đó kêu gọi mọi người học tập để canh tân đất nước “học khôn, học khéo để phòng hậu lai”, học nghề nghiệp “học rồi ta sẽ đem về dạy nhau”, đồng thời phải đoàn kết, hợp cổ kinh doanh. Tỉnh quốc hồn ca II gồm 480 câu thơ. Đối tượng kêu gọi trước hết là người Việt Nam, sau đó là nhân dân Pháp. Tác giả lên án tội ác của bọn phong kiến và thực dân Pháp xâm lăng, nhưng lại khuyên người Việt Nam “nhớ ơn quên thù”, học theo Pháp, người Pháp cũng phải nghĩ đến quyền lợi lâu đài của hai bên. Lời khuyên nhủ đó, ở thời điểm những năm 20, quả là không có giá trị thực tế. Và chính tác giả cũng đã tự phủ định nó bằng những sáng tác tố cáo đanh thép bọn xâm lược sau đó.
Tây Hồ thi tập phản ánh một chặng đời hoạt động sôi nổi của Phan Chu Trinh, – bộc lộ rõ tư tưởng của ông và cũng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Nôm rắn rồi, cảm xúc sâu kín của tác giả. Xăng tê thi tập lại phát huy truyền thống phê phán thói đời từng thấy ở thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú, dùng nghĩa câu sẵn có của ca dao, tục ngữ, thành ngữ, thơ cổ để châm biếm thói đời ích kỷ, hạng người bon chen, xu nịnh, xu thời đắc thế. Đối tượng phê phán chính của tập thơ là bọn quan lại và nhà giàu. Nhìn chung, thơ văn Phan Châu Trinh đã vạch rõ thực trạng đất nước tiêu điều xơ xác, nghèo nàn lạc hậu dưới ách thực dân, kêu gọi canh tân, đoàn kết cứu nước. Mặc dù còn có những hạn chế trong đường lối, tư tưởng theo chủ trương “ôn hòa”, bất bạo động, cải lương chủ nghĩa và không tránh khỏi những thất bại cay đắng, nhưng những sáng tác văn học của Phan Châu Trinh, đặc biệt những tác phẩm văn xuôi nghị luận bằng tiếng Việt đã góp phần đáng quý vào tiến trình phát triển của dòng văn học yêu nước những năm đầu của thế kỷ XX.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác