The Pocket Notebook - Wanderings - Journals and Journeys

Giới thiệu nhà thơ Băng Hồ Trần Nguyên Đán

The Pocket Notebook - Wanderings - Journals and Journeys

Tiểu sử nhà thơ Băng Hồ Trần Nguyên Đán (1325 – 1390)

Nhà thơ Băng Hồ Trần Nguyên Đán, là chất của Trần Quang Khải và là ông ngoại Nguyễn Trãi, quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay thuộc Nam Định. Vì là người trong tôn thất nên Trần Nguyên Đán sớm được trọng dụng. Sau ông lại có công đánh dẹp cuộc nổi loạn Dương Nhật Lễ và lập Trần Nghệ Tông làm vua, do vậy được phong chức Tư đồ phụ chính, tước Chương Túc quốc thượng hầu. Thời kỳ Trần Nguyên Đán làm quan là thời kỳ vương triều Trần suy tàn, mọi quyền hành ở triều đình đều nằm trong tay Hồ Quý Ly, đại diện cho một thế lực chính trị mới đang lên, muốn xóa bỏ nhà Trần. Trước tình thế nguy nan không thể cứu vấn nổi, Trần Nguyên Đán xin cáo quan về sống ẩn dật tại Côn Sơn, rồi qua đời ở tuổi 65.

Tác phẩm của nhà thơ Băng Hồ Trần Nguyên Đán

Trần Nguyên Đán sáng tác thơ khá nhiều. Ông có tác phẩm Băng Hồ ngọc hác tập, nhưng đã thất lạc, hiện chỉ còn 51 bài chép trong Toàn Việt thủ lực và Việt âm thủ tập, Trích diễm thi tập… Ngoài sáng tác văn chương, Trần Nguyên Đán còn đi sâu khảo cứu về thiên văn, lịch pháp. Ông đã soạn cuốn Bách thế thông khô (còn gọi Bách thế thông kỷ tử) khảo cứu những ngày nhật thực, nguyệt thực, thời tiết trong năm, triển độ các ngôi sao từ các thế kỷ trước CN đến thế kỷ XIV. Tiếc rằng sách này cũng thất truyền nên ta chỉ biết qua sử tịch xưa.

Đọc thêm  Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Thuyên

Như vậy ở đời Trần, bên cạnh nhà thiên văn nổi tiếng Đặng Lộ, còn có Trần Nguyên Đán rất giỏi thiên văn, lịch pháp.

Trần Nguyên Đán mặc đầu là tôn thất nhà Trần, sống vào giai đoạn triều Trần “sắp hết”, song ở ông không có tư tưởng muốn chống chọi để níu giữ vương triều của dòng họ mình. Trát lại, Trần Nguyên Đán dường như thường nghĩ tới một thế hệ anh tài mới, trẻ trung, với niềm hy vọng mới và điều đó phần ánh khá rõ trong thơ ông.

Trong bài Tư Tiến sĩ ông viết tặng những người vừa đậu Tiến sĩ có những câu thể hiện nỗi vui mừng kỳ vọng vào họ. “Khoa thi vua mở kén hiền lương, Bay chín tầng mây cánh phượng hoàng, Cửa khuyết bảng vàng tên rõ nét, Đường hoa áo gấm ngựa dong cương… Chả mấy lúc mà dân được nghỉ, Bụi quang biên tái, rảnh công đường”.

Trần Nguyên Đán có hai người con rể trẻ tuổi đều thông minh, giỏi giang là Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh. Khi họ còn chưa đỗ đạt, được Trần Nguyên Đán chọn làm thầy đồ dạy con gái óng học và ông từng tin tưởng, khích lệ họ : “Thiên chung vạn vũ Tử vi lang” (Bài thơ gửi tặng Nguyễn Ứng Long ở Nhị Khê), nghĩa là anh rất xứng đáng được trao giữ chức vụ quan trọng của Nhà nước. Và trong bài Họa bài thơ của Kiểm chính ở Hồng Châu (tức Nguyễn Hán Anh), Trần Nguyên Đán viết : “Giúp đời làm cho dân yên ổn là công việc của các anh”.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà sử học Phan Phu Tiên

Thơ Trần Nguyên Đán phần lớn là thơ ngâm vịnh, xướng họa. Đọc những bài thơ này, ngoài tư tưởng yêu cuộc sống nhàn tản, thanh cao mà Trần Nguyên Đán muốn giãi bày, chúng ta còn bắt gặp ở đây đó một vài hình ảnh rất thú vị, giàu cảm xúc.

Trong số 50 bài thơ của Trần Nguyên Đán, những bài gan ruột nhất, hay nhất là những bài ông thao thức, trăn trở nghĩ về thế sự, nghĩ về nỗi khổ của người dân đương thời, thân phận họ chẳng khác gì cá bị nấu trong vạc nước sôi (Bài Làm trong thuyên lúc đêm trở về). Nỗi khổ mà nhân dân cuối đời Trần phải chịu đựng đã trở thành sự ám ảnh, day dứt trong lòng Trần Nguyên Đán và  nó đã được bộc bạch sâu sắc ở bài thơ Làm vào tháng sáu năm Nhằm Dân (1362) (Nhâm Dán niên lục nguyệt tác).

Bài thơ này là tiếng nói cất lên từ trái tim nhân hậu của Trần Nguyên Đán và tinh thần nhân đạo, yêu thương nhân dân ấy đã có ảnh hưởng đậm nét đối với tư tưởng tình cảm của con rể ông là Nguyễn Phi Khanh, một nhà thơ xuất sắc giai đoạn Trần – Hồ, thân phụ của Nguyễn Trãi.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top