Nhà thơ Giang Nam: 'Anh thấy mình trẻ lại tuổi đôi mươi' | TTVH Online

Giới thiệu nhà thơ Giang Nam

Nhà thơ Giang Nam: 'Anh thấy mình trẻ lại tuổi đôi mươi' | TTVH Online

Tiểu sử nhà thơ Giang Nam

Nhà thơ Giang Nam, sinh 2.2.1929 có tên thật la Nguyễn Sung. Quê gốc: xã NInh BÌnh, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài bút danh Giang Nam, ông còn ký các bút danh khác như : Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh. Hiện nay Giang Nam sống ở số nhà 46 đường Yersin, TP Nha Trang (Khánh Hòa). Ông sinh trong một gia đình có 7 anh em, Giang Nam là thứ 3. Cha ông cũng thuộc lớp nhà nho cuối mùa, có ra Huế dự thi, nhưng không đậu. Gia đình Giang Nam cũng như bao gia đình khác ở miền Nam, gắn chặt với số phận của đất nước. Bốn người con trai, 2 người tập kết ra Bắc, Giang Nam và người anh cả ở lại hoạt động trong vùng địch hậu. Người anh bị địch giết. Vợ nhà thơ là cán bộ kháng chiến, hai lần bị địch bắt vào tù. Ông tham gia cách mạng từ 945, được kết nạp Đảng 1948, năm 1954 được bố trí ở lại hoạt động bí mật ở nhiều nơi như Nha Trang, Sài Gòn, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Phan Thiết. Từ 1960 chuyển vẻ chiến khu, có mặt trên nhiều chiến trường ác liệt trong chống Mỹ như: Tây Ninh, Củ Chi, Bến Tre, Đồng Tháp Mười, Long An… Đã kinh qua nhiều công tác và giữ nhiều chức vụ : Phó ban tuyên huấn tỉnh Khánh Hòa, Phó tổng thư ký Hội văn nghệ giải phóng miền Nam, Ủy viên ban tuyên huấn khu Sài Gòn – Gia Định, đại biểu Quốc hội khóa II và HI, Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ (1978 – 1980), Chủ tịch Hội văn nghệ Phú Khánh và Khánh Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (989 – 1993). e Làm thơ từ trong kháng chiến chống Pháp, nhưng phải đến những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Giang Nam mới thực sự chiếm được sự hâm mộ của đông đảo bạn đọc trong cả nước bởi những tác phẩm nồng nàn tình yêu quê hương và chan chứa một niềm tin vào ngày mai chiến thắng.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Thi

Tiểu sử nhà thơ Giang Nam

Tác phẩm chính thơ : Tháng Tám ngày mai (1962), Quê hương (1965), Người anh hùng Đồng Tháp (1969), Vầng sáng phía chân trời (19715), Hạnh phúc từ nay (1978), Thành phố chưa dừng chân (1985).

Văn xuôi : Vở kịch cô giáo (tập truyện ngắn – 1962), Người giống tre (tập truyện ký – 1969) Trên tuyến lửa (truyện ký – 1984) Rút từ sổ tay chiến tranh (truyện ký – 1987).  Viết từ trong máu lửa của cuộc kháng chiến, từ đêm đen của cuộc sống trong vùng địch hậu, các tác phẩm của Giang Nam thường lấy cảm hứng từ những con người và sự việc có thật trong cuộc chiến đấu chống Mỹ. Nổi bật lên trong các tác phẩm của ông là hình ảnh người phụ nữ miền Nam chịu nhiều đau thương, mất mát nhưng luôn một lòng bất khuất, kiên trinh (Lá thư thành phố, Người vợ, Em bước lên, Đêm qua làng…) đặc biệt là người nữ du kích trong bài thơ Quê hương. Giang Nam viết bài Quê lương năm 1960 trong một ‘ đêm khi được tin người yêu của ông bị địch giết (sự thật thì người yêu ấy chỉ bị địch bắt, tra tấn cầm tù, nay là vợ của nhà thơ). Bài thơ xúc động người đọc bằng những tình cảm chân thành, bằng nỗi đau chân thực, lời thơ giản dị tự nhiên mà lắng đọng, sâu sắc. Quê hương đã được giải thưởng của tuần báo Văn nghệ (1960). Bên cạnh hình ảnh người phụ nữ, nhà thơ cũng đã thể hiện khá thành công và xúc động trong nhiều tác phẩm của mình tình cảm Bắc Nam ruột thịt, nỗi đau chia cắt hai miền, lòng tin vào Bác Hồ, vào miền Bắc vào ngày mai thống nhất (Nghe em vào đại học, Gởi hậu phương, Con viết bài thơ dâng Bác, Tháng Tám: ngày mai…). Từ trong máu lửa của cuộc chiến đấu, cùng với Thanh Hải, Viễn Phương, Thu Bồn… thơ Giang Nam như những tia lửa góp thêm vào đóa hoa lửa rực rỡ làm sáng ngời lên hình ảnh miền Nam đau thương và anh dũng.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Hà Thành

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

 

Scroll to Top