Tiểu sử nhà thơ Hà Mặc Tử
Nhà thơ Hà Mặc Tử, sinh ngày 22.09.1912 mất ngày 11.11.1940, có tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Quê gốc: Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Tên thánh là Phêrô Phanxixcô. Năm 1920 học tiểu học ở Quy Nhơn, Bình Định. Từ 1928 đến 1930, ông học trung học tại trường Pellerin ở Huế. Bắt đầu làm thơ từ năm 16 tuổi. Những bài thơ Đường luật với bút hiệu Phong Trần được nổi danh, nhờ lời giới thiệu đây ưu ái, ngưỡng mộ của cụ Phan Bội Châu. Từ 1932 đến 1933, Hàn Mặc Tử làm việc ở Sở đạc điển Quy Nhơn. Ông có thơ in ở báo Tiếng dân, Phụ nữ tân văn. Năm 1934, Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo với Thúc Tẻ, Trọng Miên, phụ trách trang văn chương trên báo Sài Gòn. Ông còn cộng tác với các báo Công luận, Tân thời, Đông Dương tạp chí với bút danh là Lệ Thanh, rồi sau đó đổi hẳn thành Hàn Mặc Tử. Năm 1936, ông lập trường “Thơ loạn” ở Quy Nhơn. Năm 1937, ông có thơ đăng trên báo Ngày nay (bài Bến lên). Lúc này Hàn Mặc Tử đã được xác định là mắc bệnh phong, nên đã cắt đứt thư từ và tránh gặp mặt bạn bè. Năm 1938 đến 1940, Hàn Mặc Tử tập hợp các bài thơ thành tập Đau thương (Thơ điên), Xuân nhà ý, Thượng thanh khí. Năm 1940, Hàn Mặc Tử vào nhà thương phong ở Quy Hòa và mất tại đấy, an táng ở Gành Ráng.
Tác phẩm của nhà thơ Hà Mặc Tử
Tác phẩm chính : Lệ Thanh thi tập (nhiều bài thơ Đường luật đã đăng trên các báo năm 1935), Gái quê (thơ – 1936), Đau thương (còn gọi là Thơ điên) gồm các phần Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và Hồn điên, Xuân như ý (thơ – 1939), Thượng thanh khí (thơ – 1939/1940), Cẩm châu duyên (gồm một số bài thơ và hai vở kịch Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội đang viết dở – 1939/1940), Chơi giữa mùa trăng, (thơ, văn xuôi – 1940). Một số bài tạp văn, bài báo khác chưa sưu tầm được đầy đủ (Ông nghị gật văn xuôi trào phúng đăng trên Sông Hương là một trong loạt bài loại ấy), Thơ Hàn Mặc Tử (thơ – 1942), Tuyển tập Hàn Mặc Tử (thơ – 1987). Ngoài ra ông còn một số thơ in trên các báo, tiểu luận, lời tựa vấn, ký sự. Hàn Mặc Tử đi vào thơ ca mang theo phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ hơn với các thi sĩ cùng thời ở sự hòa nhập thần diệu trong thơ các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực, mang cốt cách phương Đông, vừa có hơi hướng của Đường thi, vừa có bóng dáng Liêu trai (Gái quê, Đau thương, Xuân như ý…). Ông là người đứng đầu trường “Thơ loạn”, còn gọi là “Thơ điên” trong phong trào Thơ mới.
Nếu ở tập Gái quê là tiếng thơ trong trẻo đầy hương vị của tình quê gợi cảm mà bí ẩn, thì Đơn thương, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên mang màu sắc tôn giáo, như nhà thơ tự nhận là “thi sĩ của đội quân thánh giá”. Thơ Hàn Mặc Tử là sự kết hợp của chất nhục cảm đời thường với sự thánh thiện, siêu thoát, tạo ra sự kinh dị, huyền bí nhưng hiện đại, mang lại sự giải tỏa ẩn ức, đưa con người trở về với cội nguồn của bản thể. Trong nỗi đau tột cùng của thể xác và tinh thần, Hàn Mặc Tử đã chế tác nên những hình tượng trăng, hồn, máu đầy ấn tượng ám ảnh. Đau thương, điên loạn trở thành nguồn sáng tạo vô biên, làm nên những bài thơ xuất thần của Hàn Mặc Tử trong phong trào Thơ mới 1932 – 1939. Sự xuất hiện của Hàn Mặc Tử đã góp phần đưa thơ trữ tình Việt Nam lên đến đỉnh cao thành tựu. Chỉ trong vòng vài ba năm, Hàn Mặc Tử đã làm một cuộc hành trình vượt ngưỡng với thi ca. Ông gần với các nhà thơ cổ điển và gần với cả hôm nay, mở đầu bằng thơ Đường luật và kết thúc là bút pháp siêu thực phương Tây. Hàn Mặc Tử là “nhà thơ cổ điển mới nhất, cổ điển một cách tân kỳ” của thơ ca Việt Nam TK XX.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác