copy space, notebook, wooden, journal, writing, diary, pencil, Notebooks,  colourful, pencils | Pxfuel

Giới thiệu nhà thơ Hoàng Minh Châu

copy space, notebook, wooden, journal, writing, diary, pencil, Notebooks, colourful, pencils | Pxfuel

Tiểu sử nhà thơ Hoàng Minh Châu

Nhà thơ Hoàng Minh Châu sinh ngày 06.06.1930, có tên khai sinh là Nguyễn Thanh Trì. các bút danh khác: Minh Châu, M.C. Quê gốc: xã Hưng Long, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Hiện sống và làm việc tại Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1960). Thuở nhỏ học chữ Hán và chữ quốc ngữ ở qué, sau đó ông lên TP Vinh học tiểu học, trung học. Sau 1945, ông hoạt động phong trào Việt Minh Ở làng. Năm 1949, ông là học viên Trường văn hóa kháng chiến Liên khu IV. Tham gia chiến dịch Trung Lào, ông là thành viên Ban văn nghệ tiền phương. Thư ký tòa soạn báo Văn nghệ Nghệ An, từ 1953 ông là cán bộ của chi hội Văn nghệ Liên khu IV. Từ năm 1957, ông lần lượt Tìm cán bộ biên tập các báo Văn học, Văn, Văn nghệ, nay là chuyên viên cao cấp.

Tác phẩm nhà thơ Hoàng Minh Châu

Tác phẩm chính : Điểm đổi (thơ – 1959), Hoa mười giờ (thơ – 1966), Anh có về thăm (thơ – 1966), Người trong trán (thơ – 1971), Mai này năm ấy (thơ -977), Xôn xao (thơ – 1983), Thơ và em (thơ – 1990), Mơ hay tỉnh (thơ – 199)),16 bản tình ca (thơ – 1991). Đằng sau phía trước (truyện – 1974), Bàn về thơ (tiểu luận – 1990), Biệt danh Q.C (truyện thiếu nhi – 1992), Chuyện nhà bác Lán (truyện – 1993), Hiếu học tình yêu(tập truyện và tiểu luận – 1993), Có cháu cùng nghe (truyện thiếu nhi – 1995), Một chuyến đi Nụ (bút ký – 1995).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Tô Hoài

Giải thưởng văn học : Chùm thơ bà bài Mẹ Thuận, Đi bên nhau, Cu: HH8 được Trường văn hóa kháng chiến tặng giải (1949). Bài thơ Tin vui  giải nhất văn nghệ Hà Tĩnh (1950). Bài thơ Cây đời giải B của Bộ lâm nghiệp kết hợp với Hội nhà văn (1979).

Hoàng Minh Châu là một nhà thơ trưởng thành từ kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ đầu những bài thơ của Hoàng Minh Châu gắn bó với đời sống của người lao động nghèo khổ, tứ thơ thường hình thành theo mô típ tình quê hương, kỷ niệm chiến đấu, tuy có thể đạt được hiệu quả thẩm mỹ nào đó,, nhưng khó tạo ra một giọng thơ riêng, một bản lĩnh vững chắc. Những năm chống Mỹ phạm vi đề tài, chủ đề trong thơ Hoàng Minh Châu được mở rộng.

Trong những bài thơ về đề tài thống nhất đất nước ở tập Anh có về thảm (1966), hay không khí hào hùng của một thời đánh Mỹ ở tập Người trong trận (1971) và Mai này năm ấy (1977), Hoàng Minh Châu không chỉ dừng lại ở miêu tả, phản ánh, mà đã cố gắng khắc họa tâm trạng, tình cảm, qua đó làm sáng lên bản lĩnh, cốt cách người Việt Nam trong cuộc chiến tranh giữ nước. Ở giai đoạn thơ này, Hoàng Minh Châu đã tự vượt lên mình, thơ ông là tiếng nói của một cái tôi trữ tình giàu tâm tư, nỗi niềm sau bao trải nghiệm, suy ngẫm về con người, về tình yêu và lẽ đời (Thư vở em – 1090). Thơ Hoàng Minh Châu có nhiều bài được phổ nhạc, với hơn chục bản tình ca được xuất bản thành sách.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Đặng Dung

Hoàng Minh Châu còn là một cây bút văn xuôi. Trong mảng văn xuôi, – Hoàng Minh Châu đã chứng tỏ tầm hiểu biết lịch sử văn hóa dân tộc (Bói học tình yêu, Nguyễn Du viết Truyện Kiều), đã thể hiện tấm lòng người lớn với trẻ em (Chuyện nhà bác Lân), bộc lộ nhiều nhận xét sắc sáo, có duyên (chùm truyện cực ngắn Nụ cười ; Ra viện) và khả năng tiểu luận, phê bình (về Thế Lữ, Hoàng Trung Thông…)

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top