Baron Fig Confidant Review — The Pen Addict

Giới thiệu nhà thơ Hoàng Quang

Baron Fig Confidant Review — The Pen Addict

Tiểu sử nhà thơ Hoàng Quang

(? – ?, TK XVIII).

Nhà thơ Hoàng Quang hiệu Thái Dương. Quê gốc : làng Thái Dương, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, nay thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông sinh và mất năm nào chưa rõ, chỉ biết ông sống vào khoảng nửa cuối TK XVIII, một giai đoạn lịch sử đang trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài (cũng gọi là Nam Hà và Bắc Hà). Cuộc “dâu bể” ở cả hai miền dẫn đến những cuộc chiến tranh tàn khốc, đẩy cuộc sống của các tầng lớp nhân dân vào vòng cơ cực lầm than, trong đó có cả kẻ sĩ. Tây Sơn khởi nghĩa thắng lợi. Các chúa Nguyễn phiêu dạt, cơ nghiệp tan hoang. Mãi về sau, nhờ thế lực ngoại viện, Nguyễn Phúc Ánh mới khôi phục được cơ đồ, lên ngôi vua lập triều đại Nguyễn. Lúc đó, Hoàng Quang đã qua đời. Suốt thời gian nhiễu nhương, cũng giống như xử SĨ Ngô Thế Lân trước đó, Hoàng Quang đành ở ẩn cho đến lúc mất. Có lẽ chí khí, hoài bão và những từng trải trên đường đời đều được ông gửi gắm vào tác phẩm duy nhất của mình: Hoài Nam ca khúc (Khúc ca nhớ chúa Nguyễn).

Hoàng Quang từ tuổi thành niên đã là một thư sinh thông minh, hay chữ, nuôi chí lớn cứu đời giúp nước, có lòng trung nghĩa, nhưng sớm thất vọng vì chúa Phúc Thuần thì bé, quốc phó Trương Phúc Loan thì lộng hành, tiếng ta oán vọng lên khắp nơi. Ông chán nản không ra làm quan. Khi Tây Sơn lập triều đại ở Phú Xuân, mấy lần có chỉ triệu, nhưng ông đều từ chối, ôm bụng chờ thời thịnh đạt trở lại của chúa Nguyễn ! Tây Sơn sụp đổ, vua Gia Long cho người đi tìm, nhưng Hoàng Quang, đã mát khoảng trước năm 1802. Hoàng Kim Hoán, con trai ông. Được Gia Long cất nhắc. cho làm quan.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Hoàng Sĩ Khải

Tác phẩm của nhà thơ Hoàng Quang

Hoài Nam ca khúc là khúc ca của ẩn sĩ đất Phú Xuân, tỏ lòng tưởng nhớ công nghiệp của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Có lẽ đây: cũng là ca khúc duy nhất xưng tụng các vị chúa “khai quốc” ở vùng đất mới được gọi nôm na là Đàng Trong này có hệ thống và nhiều cảm xúc. Ca khúc bằng thơ Nôm dài trên 860 câu, theo thể lục bát có xen một bài phú biền ngẫu và một số bài thơ Nôm luật Đường.Cảm hứng chủ đạo của Hoài Nam ca khúc là ngợi ca, để cao sự nghiệp khai thác đất đai, xây dựng cơ đồ, tạo lập thế dứng chân vững chắc của thủy tổ Nguyễn Hoàng cho đến chúa Nguyễn Phúc Khoát. Theo tác giả, đó là thời kỳ thịnh trị nhất. Thời đó, xã hội ổn định, kỷ cương phép nước phân minh, chúa sáng, tôi hiển, nhân dân no đủ, một lòng theo chân chúa, mở mang bờ cõi, sống ai. cư lạc nghiệp.

Tuy vậy, tác phẩm dành một phần để mô tả tình trạng xã hội hỗn loạn kể từ khi chúa yếu lên ngôi, cường thần lấn lướt, nhất là Trương Phúc Loan tham lam vô độ ; cùng với bọn tay chân thân tín mưu đồ thâu tóm hết quyền bính và của cải Đàng Trong: Thế nước trong cơn nguy biến. Nhân dân oán hận và vùng dậy chống đối, trong đó có cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn. Hoài Nam ca khúc ghi lại được một phần thực trạng đó với bút pháp châm biếm, kết án gay gắt. Có điều là không phải Hoàng Quang phê phán để phủ định, mà chủ yếu để cảnh tỉnh và để gửi gắm vào đó niềm hy vọng thời hôn ám sẽ chóng qua. Dù đế đô Phú Xuân (Huế) có bị quân Trịnh chiếm (1776) hay nhà Tây Sơn lấy làm cơ sở dựng nghiệp, thì cuối cùng cũng sẽ trở về với chúa Nguyễn. Câu kết thúc: “Trên mừng đặng chúc thánh minh, Châu về bốn biển tăm kình sạch không !” thể hiện niềm hivọng lớn của tác giả, đồng thời cũng bộc lộ quan điểm chính thống bảo thủ của Hoàng Quang.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Huy Lượng

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top