bg-journal-grief-pencil - Refuge In Grief

Giới thiệu nhà thơ Huyền Quang

bg-journal-grief-pencil - Refuge In Grief

Giới thiệu nhà thơ Huyền Quang (1254 – 1334)

Nhà thơ Huyền Quang, có. tên thật là Lý Đạo Tái (có sách ghi là Trần Đạo Tái, Lý Tải Đạo). Quê gốc : hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Bắc Giang (nay thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh). Lý Đạo Tái đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ (Trạng nguyên) năm 21 tuổi (1274). Theo sách Đăng khoa lực, sau khi thi đỗ, Lý Đạo Tái được cử làm quan, nhưng không lâu thì ông xin từ chức và đi tu. Theo Tổ gia thực lục, Lý Đạo Tái làm quan khoảng 20 năm, đến 51 tuổi ông mới xuất gia. Còn theo sách Tam tổ hành trạng, Lý Đạo Tái thi đỗ Trạng nguyên, sopg không chịu ra làm quan, mà xin vua Trần cho vào núi tu hành. Như vậy, về tiểu sử Lý Đạo Tái vẫn còn có những điểm cần được nghiên cứu thêm. Lý Đạo Tái sau khi xuất gia có pháp hiệu là Huyền Quang. Và Huyền Quang đã trở thành tên gọi quen thuộc trong sách vở bao đời nay, nhất là trong văn chương khi nói về Lý Đạo Tái.

Tác phẩm của nhà thơ Huyền Quang

Tác phẩm của Huyền Quang có tập thơ Ngọc tiên, Vinh Hoa Yên tự. Ngoài ra ông còn soạn một số sách về Phật học như Chư phẩm kinh, Thích khoa giáo… Huyền Quang được tổ thứ nhất thiền phái Trúc Lâm là Trần Nhân Tông rất yêu mến, cho theo phụ tá bên mình và giao cho soạn một số sách về Phật học. Văn tài của Huyền Quang được Trần Nhân Tông khen ngợi : “Phàm các sách đã qua tay Huyền Quang biên khảo, thì không thể thêm hay bớt một chữ nào”.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Bửu Đình (1898 - 1931)

Năm 1317, Pháp Loa (1284 – 1330), vị tổ thứ hai của phái Trúc Lâm bị ốm nặng nên đã truyền y bát cho Huyền Quang. Ông lên tu ở núi Yên Tử và trở thành tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm. Sau Huyền Quang về núi Thanh Mai tu luyện, rồi dời đến trụ trì tại chùa Hun (tức chùa Tư Phúc) ở Côn Sơn và qua đời tại đây. Ông được vua Trần Minh Tông ban hiệu cho là Trúc Lâm – đệ tam đại, tự pháp Huyền Quang tôn giả. Trong lịch sử thiền học đời Trần, Huyền Quang được ghi nhận là một người có trí tuệ uyên bác, chứng nhập sâu xa đạo pháp, đồng thời là một ông . thầy giảng dạy Phật học nhiệt tình, học trò theo học đông tới hàng nghìn người. Nhưng ở con người thiền sư Huyền Quang, tính cách thi sĩ, nghệ sĩ mới là nét nổi trội đáng chú ý.

Sách Tam tổ hành trạng cho biết Huyền Quang sau những khi thuyết pháp, giảng kinh, còn thì giờ rảnh rỗi, ngài thường gửi gắm tình cảm vào những bài ngâm vịnh. Tình cảm trong thơ Huyền Quang là một tình cảm thanh cao, siêu thoát của người đã đạt đạo, ít tính triết lý nặng nề mà hồn nhiên, tươi tắn, tràn đầy mối giao cảm giữa người với thiên nhiên, hoa cỏ. Những bài thơ vịnh hoa cúc của ông cho thấy ông là người rất yêu hoa cúc, giữa thí nhân và hoa cúc dường như muốn hóa thân thành một, cùng hàm chứa sự tinh khiết đến “vô giác” cũng như chỉ có hoa cúc mới mang lại cho thi nhân niềm vui mới mẻ.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Nguyễn Nhược Pháp

Trong giới thiền sư đời Trần, Huyền Quang quả là một thí sĩ đích thực có tầm cỡ. Ông để lại những bài thơ, câu thơ đẹp vào bậc nhất của lịch sử thi ca Việt Nam xưa.

Tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm ở đời Trần còn lại tới nay rất ít và rất đáng quý, trong đó có bài phú Nôm của Huyền Quang là Vịnh Hoa Yên tự phú. Đây là bài phú bát vận dài 74 câu, nội dung chứa đựng một tình yêu sâu lắng của tác giả đối với non sông đất nước, đặc biệt là đối với núi Yên Tử, một phúc địa nổi tiếng, nơi xuất phát phái thiền Trúc Lâm. Qua bài phú này, chúng ta được biết tiếng Việt đời Trần ghi bằng chữ Nôm có khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm, mô tả sự vật đã rất phong phú, tỉnh tế.

Khi viết về thiền sư Huyền Quang mọi người đều không quên nói đến chuyện quan hệ giữa ông và nàng cung nữ Điểm Bích. Theo truyền thuyết, Trần Minh Tông một lần sai người cung nữ có sắc đẹp là Điểm Bích lên chùa Yên Tử để thử thách đạo hạnh của Huyền Quang. Khi trở về cung, Điểm Bích tâu rằng, nàng đã được Huyền Quang lưu lại trai phòng một đêm và đọc một bài thơ nói là của Huyền Quang làm : “Vằng vặc trăng mai ánh nước… ” .

Sự thực thì Điểm Bích đã nói dối, Huyền Quang bị mang tiếng oan. Các nhà nghiên cứu văn học sử đều cho đây là câu chuyện không có thật, mà chỉ là giai thoại. Tuy nhiên, viết về cuộc đời thi sĩ thiền gia Huyền Quang mà không kể lại câu chuyện Điểm Bích thì hình như đã để phí đi một cái gì thật đẹp của cuộc đời văn chương.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà biên khảo Lê Quang Định

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top