A New Leaf - kMITRA

Giới thiệu nhà thơ Lê Đức Mao

A New Leaf - kMITRA

Tiểu sử  nhà thơ Lê Đức Mao

(1462-1529)

Nhà thơ Lê Đức Mao. Quê gốc : Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Sau vì có mâu thuẫn với bọn hào lý địa phương, ông bỏ làng di cư lên xã Dương Hối, huyện Yên Lãng, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và sống an thân nơi thôn dã đến hết cuộc đời. Ông là người thông minh, hiểu biết rộng, giỏi làm thơ và đàn hát. Tương truyền, khi còn Ở quê, ông có làm vè, thơ ca châm biếm, chế giễu bọn địa chủ, cường hào địa phương, nên bị chúng thù ghét. Ông đậu Tiến sĩ, khoa thi Ất Sửu (1505), triểu Lê Uy Mục, nhưng không ra làm quan, chưa rõ vì sao.

Tác phẩm nhà thơ Lê Đức Mao

Lê Đức Mao còn để lại bài ca trường thiên bằng quốc âm, có tên Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào. Đây là bài hát cửa đình, thuộc loại ca trù để nghệ nhân dân gian hát chúc làng trong hội mùa xuân tế thần, cầu phúc. Các sách đều nói, tác phẩm được viết trước . năm 1504. Tác phẩm gồm 128 câu, chia thành 9 đoạn. Mỗi đoạn thường là l4 câu, bắt đầu bằng 2 câu thất ngôn hoặc 2 câu ngũ ngôn và kết thúc bằng một vế bốn câu song thất lục bát. Phần giữa mỗi đoạn viết theo thể lục bát, có khi xen câu song thất lục bát. Bài ca này vận dụng nhiều thể thơ (chủ yếu là lục bát và song thất lục bát và quy luật nhạc điệu của lối hát ả đào. Tuy còn dùng nhiều từ ngữ, điển cố Hán Việt nhưng lời ca lưu loát và mang đậm chất liệu sáng tác dân gian. Nội dung ca tụng chính sách huệ dân của triều đình, ca ngợi cuộc sống thịnh vượng nơi làng quê, phản ánh không khí tưng bừng của ngày hội dân gian. Bao trùm toàn bộ bài ca là tình cảm lạc quan và nguyện vọng an cư lạc nghiệp của nhân dân. Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào được coi là bài ca trù cổ nhất hiện còn. Qua bài ca, có thể thấy Lê Đức Mao chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống cả về nội dung, thể loại, âm điệu và ngôn ngữ. Tác phẩm là sự đóng góp thiết thực vào việc phát triển đời sống văn hóa làng xã nơi nhà thơ sống.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Lý Tử Tấn

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top