The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Giới thiệu nhà thơ liệt sĩ Lê Anh Xuân

The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Tiểu sử nhà thơ liệt sĩ Lê Anh Xuân

Nhà thơ liệt sĩ Lê Anh Xuân, sinh ngày 3.6.1940, mất ngày 24.5.1968, có tên thật là Ca Lê Hiến. Quê gốc : TX Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Ông xuất thân trong một gia đình trí thức yêu nước (cha là GS Ca Văn Thỉnh, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học). Trong kháng chiến chống Pháp, Ca Lê Hiến theo gia đình lên chiến khu, vừa học tập vừa giúp việc in ấn trong một nhà in. Năm 1954, gia đình nhà thơ tập kết ra Bắc, Lê Anh Xuân học tiếp phổ thông, sau đó vào Đại học Tổng hợp, khoa Lịch sử. Năm 1964, khi đã là cán bộ của khoa Sử, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, theo tiếng gọi của Mặt trận giải phóng miền Nam, Ca Lê Hiến “trở về quê nội”, ban đầu công tác ở Tiểu ban giáo dục, sau đó chuyển vẻ Hội văn nghệ giải phóng, vừa làm công tác văn nghệ, vừa trực tiếp chiến đấu như một chiến sĩ giải phóng quân. Trong cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm Mậu Thân (1968), Lê Anh Xuân theo một cánh quân đánh vào ven đô Sài Gòn và đã anh dũng hy sinh ngày (24 tháng 5 năm 1968).

Tác phẩm nhà thơ liệt sĩ Lê Anh Xuân

Tác phẩm chính : Tiếng gà gáy (Ca Lê Hiến – 1965), Hoa dừa (Lê Anh Xuân – 1975), Trường ca Nguyễn Văn Trải và sau này tuyển lại thành một tập Thơ Lê Anh Xuân (1981).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nam Xương

 Thơ Lê Anh Xuân được dư luận bạn đọc chú ý từ bài thơ được Giải nhì cuộc thì thơ do tạp chí Văn nghệ tổ chức năm 1960. Đó là bài thơ Nhớ mưa quê lương. Toàn bộ những sáng tác trong thời gian sống ở miền Bắc được tập hợp trong tập thơ Tiếng gà gáy (1965). Đọc tập thơ này, người ta nhận ra ở đây một tÂm hồn tươi trẻ, thiết tha và gắn bó máu thịt với cuộc sống mới đang lên ở miền Bắc. Bên cạnh đó, là tấm lòng trăn trở và nỗi nhớ nhung da diết đối với quê nội miền Nam. Khi trở về miền Nam chiến đấu, được tiếp xúc với thực tế cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt đầy anh dũng của đồng bào, bà con chú bác, Lê Anh Xuân đã thể hiện tất cả sự ngỡ ngàng, khâm phục, lòng mến yêu sâu thấm của mình đối với miền Nam trong tập thơ Hoa dừa. Hàng loạt bài thơ đã thể hiện tình yêu đằm thắm đó : Không có đâu như ở miền Nam, Về Bến Tre, Anh đứng giữa Tháp Mười, Gặp những anh hùng, Qua Ấp Bắc…Cũng thời gian này Lê Anh Xuân viết Gửi miền Bắc thể hiện tất cả niềm tin yêu và nỗi nhớ sâu lắng đối với miền Bắc thân yêu. Là người luôn suy nghĩ, trăn trở về tầm vóc lớn lao của tổ quốc, vẻ sự kỳ diệu của con người Việt Nam trong đánh Mỹ, 4 năm ở chiến trường miền Nam, Lê Anh Xuân đã sống hết mình, đã đến những nơi nóng bỏng và quyết liệt nhất, dường như là để tìm hiểu những trăn trở của chính mình. Cuối cùng, anh đã tìm được câu trả lời trong Dáng đứng Việt Nam. Bài thơ viết về sự hy sinh oai hùng, lẫm liệt của anh giải phóng quân “chết trong khi đang đứng bắn”, chết. rồi vẫn làm kẻ thù khiếp vía kinh hoàng. Bài thơ có một cấu tứ hay, lời thơ hùng tráng, hình tượng thơ vừa hiện thực, vừa bay bổng, lãng mạn. Đó là bức tượng đài bi tráng, có sức khái quát lớn lao và sâu sắc về sức mạnh và sự kỳ diệu của con người Việt Nam. Do hy sinh khi còn quá trẻ, những tác phẩm đã viết, đã công bố, có lẽ chưa phải là những gì viên mãn nhất trong hồn thơ Lê Anh Xuân, có nhiều bài còn dàn trải, dễ dãi. Tuy vậy, chỉ với những gì đã viết ra, bạn đọc cũng đã thấy được đây là một giọng thơ có dấu ấn riêng : tươi trẻ, hồn hậu, nhỏ nhẹ, tâm tình mà sâu sắc bởi những cảm hứng lịch sử mang tầm khái quát cao. Lê Anh Xuân là một gương mặt thơ khá tiêu biểu và đáng trân trọng của lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đọc thêm  Giới thiệu tác phẩm truyện Phan Trần

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top