moleskine notebook + pen giveaway! - see kate sew

Giới thiệu nhà thơ Lương Hữu Khánh

moleskine notebook + pen giveaway! - see kate sew

Tiểu sử nhà thơ Lương Hữu Khánh

(? – ?, khoảng TK XVI)

Nhà thơ Lương Hữu Khánh, chưa rõ năm sinh, năm mất. Quê gốc : huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông là con Bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Hoạt  động chính trị của ông gắn với thời trung hưng của nhà Lê, khoảng nửa cuối TK XVI. Từ nhở, ông đã nổi tiếng thông minh, lớn lên theo lời cha dặn, ông tìm tới Hải Dường, theo học Nguyễn Bỉnh Khiêm. Kế thừa học thuật : của cha và của thầy nên Lương Hữu Khánh sớm nổi tiếng về môn thuật số, lại tinh thông võ nghệ: Ông đậu Hương  tiến từ khi còn ít tuổi nhưng không dự thi đình. Sau ông vào Thanh Hóa theo giúp nhà Lê, được Trịnh Kiểm tin dùng. Từ đó, ông dốc lòng phù Lê diệt Mạc, hiến kế, có nhiều công lao, được vua Lê, chúa Trịnh tin dùng, là một danh thân thời trung hưng, làm quan đến chức Thượng thư bộ Binh, tước quận công. Lương Hữu Khánh tài kiêm văn võ, được một thời tôn trọng.

Tác phẩm của nhà thơ Lương Hữu Khánh

Ông sáng tác không nhiều, hiện chỉ còn truyền lại vài bài thơ chữ Hán và một bài phú Tên quan văn kệ bộc lộ tâm sự của một nhà nho cớ chí hướng kinh bang tế thế chấn hưng đại định. Thơ ông đặc biệt có bài Quan sử, một bài diễn ca lịch sử bằng chữ Hán dài 382 câu theo thể cổ phong trường thiên. tung thư sen cưa bái thợ Quan sử (xem sử), Lương Hữu Khánh co ý phát biểu cảm tưởng khi đọc sử nước nhà. Nhưng trường ca lịch sử này không chỉ là cảm tưởng mà còn có tính chất tóm lược, thuật bày những sự kiện lịch sử chính yếu của nước nhà theo diễn tiến lịch đại, từ thời huyền sử đến thời Lê trung hưng. Các sự kiện lịch sử thế thứ các đời chủ yếu dựa theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trường ca vừa bày tỏ thái độ của tác giả với sử nước nhà, vừa tóm lược có tính toát yếu quốc sử, để người đọc có thể qua hình thức thơ mà dễ nhớ, dễ thuộc quốc sử. Chỉ với ngót 400 câu thơ, tác giả đã thuật bày được quá khứ lịch sử hàng nghìn năm . của dân tộc. Những khi nhắc tới quá khứ oai hùng của dân tộc gắn với những chiến công hiển hách, lời thơ cũng sống lại không khí của thời đại đã qua. Chẳng hạn ông nhắc lại thời Sát Thát bình Nguyên, thời hào khí Đông A vang dội :-Bạch Đằng phủ kiếm cầm Hồ tích, Hàm Tử dao văn phá địch ca, Trùng lưng sự nghiệp quang tiên cổ (Sông Bạch Đằng được nghe công tích bắt giặc Hồ, Cửa Hàm Tử xa nghe lời ca phá dịch, Sự nghiệp trùng hưng sáng chói vượt hẳn đời xưa). Mỗi sự kiện lịch sử ông đều nói ngắn gọn, chỉ độ đôi câu, nhưng đã có đủ cả thái độ khen chê, khuyến trừng của ông. Chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Lương Hữu Khánh vẫn định luận lịch sử chủ yếu theo cảm hứng dân tộc, ở đó vừa có tinh thần tự hào về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, vừa có cái nhìn khắt khe của nhà nho khi soi vào quá khứ để tìm bài học cho hậu thế. Mỗi điểm hay đó, đắc thất của một triều vua đều được ấn định và lý giải nguyên nhân. So với sử ca Nôm ở giai đoạn sau như Thiên Nam ngữ lục và Thiên Nam minh giám, thì Quan sử chưa có được cái tỉ mỉ, sinh động, hay đầy cảm hứng của tác phẩm đó, nhưng nó lại có cái quan phương của thơ vịnh sử bằng chữ Hán của TK XVI.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Hữu Mai

Quan sử là một trong những bài thơ đài, một hiện tượng mới, một hướng tìm tòi thể hiện của thơ chữ Hán TK XVI. Cùng thời này, thơ chữ Hán dài hơi đã thấy xuất hiện nhiều, nhất là trong Bạch Vân am thi tập của Nguyễn Bỉnh  Khiêm. Với Quan sứ, có thể xem là một trường ca lịch sử dân tộc đầu tiên viết bằng chữ Hán, trước đó chưa có, mà sau đó cũng thật hiếm hoi.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top