Tiểu sử nhà thơ Lý Tử Tấn
(1378 – 1457)
Nhà thơ Lý Tử Tấn, tự là Tử Tấn, sau lấy tự làm tên, hiệu Chuyết Am. Ông sinh ngày 3.2.1378, mất ngày 12.8.1457, thọ 79 tuổi. Quê gốc : làng Triều Đông, xã Tân Minh, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh năm Canh Thìn thời nhà Hồ (1400), đỗ đồng khoa với Nguyễn Trãi, nhưng không ra làm quan. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, ông đến cung hành tại yết kiến Lê Lợi, được nhà vua khen là người học rộng, giao giữ việc văn cáo.
Cuộc kháng chiến chống Minh kết thúc thắng lợi. Lý Tử Tấn từng được cử đi sứ Chiếm Thành, làm quan Hành khiển ở đạo Kinh Bắc, lo công việc phòng thủ nơi biên cương, trấn ải. Ông làm quan tới chức Nhập nội hành khiến Tri tam quán kiêm Nhập thị kinh điển, trải các triều vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông. Phần lớn các chiếu lệnh, chiếu cáo và thư từ ngoại giao của nhà Lê sau khi Nguyễn Trãi cáo quan về ẩn dật, đều do ông soạn thảo. Thời gian này, có thể nói sau Nguyễn Trãi,Lý Tử Tấn là người có uy tín học thuật ở nửa đầu thế kỷ XV. Sau khi mất, dân làng Triều Đông cảm phục đức hạnh, văn thơ của ông, tôn là bậc tiên hiền của làng. Năm 1652, làng xây dựng văn chỉ thờ ông. Văn chỉ hiện còn đến ngày nay.
Tác phẩm của nhà thơ Lý Tử Tấn
Lý Tử Tấn có tập thơ Chuyết Am nhưng thất truyền đã Tàu chỉ còn để lại trên 70 bài thơ nằm rải rác Ở.các sách Việt âm thi tập, Tỉnh tuyển chư gia luật thi, Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt thi tuyển… trong đó có bài Pháp Vân cổ tự ký (bài ký ghi ở ngôi chùa cổ Pháp Vân) kể chuyện về nàng Man Nương. Vua Lê Thái Tông còn giao cho ông viết thông luận sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Những phần ghi “Lý thị nói” chính là phần thông luận của Lý Tử Tấn. Với lối viết súc tích, ngắn gọn, những chú giải của ông đã góp phần. làm sáng tỏ nhiều vấn để về địa lý, lịch sử của đất nước, nêu cao ý thức tự hào dân tộc. Cùng với các học giả nổi tiếng đương thời, ông đã hiệu đính và viết lời tựa cho bộ sưu tập thơ Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên. Ông sáng tác nhiều bài phú có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. Hiện còn một số bài phú lưu lại, tiêu biểu là các bài : Chí Linh sơn phú, Xương Giang phú, Quảng Cư phú, Triều tinh phú, Quân chu phú… Lý Tử Tấn bày tỏ quan điểm thẩm mỹ về thơ trong lời tựa sách Việt âm thi tập như sau : “Tôi cho rằng : phép làm thơ thật khó lắm thay ! Thơ luật chỉ có 56 chữ, thơ tuyệt cú chỉ có hai mươi tám chữ, mà đủ mọi thể cách. Muốn thơ cổ kính, thanh đạm thì lại gần với thô ; muốn đẹp đẽ, phong phú thì lại gần với lòe loẹt ; hào phóng thì dễ tới chỗ buông thả ; thật thà thì dễ tới chỗ quê mùa. Cho nên lời ý giản dị đầy đủ, mạch lạc thông suốt, chất phác mà văn nhã, mới lạ mà không trúc trắc, trung hậu nhưng không thô kệch, cao siêu mà vẫn có giọng ôn hòa, đó là những điều rất khó có thể đạt được. Bởi vậy, không thể chỉ hạn chế trong một lệ và cũng không thể chỉ lấy ở một thể”.
Những bài thơ của Lý Tử Tấn còn lại đến nay phần nhiều sáng tác sau chiến thắng quân Minh, thường nói đến lý tưởng sống thanh cao. Ông tự bằng lòng với cuộc sống đạm bạc, tìm niềm vui trong sách vở, hòa nhập với thiên. nhiên cây cỏ, chẳng bận tâm đến giàu sang, phú quý “Lưu khách lại, có trà dùng trà, có dưa dùng dưa ; Giàu sang mây nổi chẳng bận lòng lo tính”. Khi bình thơ của Lý Tử Tấn, nhà bác học Phan Huy Chú đánh giá : “Thơ ông . chuộng bình dị, phần nhiều mang ý thơ cổ”. Nhìn chung, thơ Lý Tử Tấn không thể nằm ngoài môi trường sáng tác thơ “ngâm vịnh”, “nhàn tản” lúc bấy giờ. Có điều đọc thơ của bậc “nhà nho” học rộng như Lý Tử Tấn, chúng ta bắt gặp .. một tâm hồn thanh thản, ung dung, cao khiết, gặp một thiên nhiên trong trẻo,. giàu hương vị đồng quê, một sự hiền hòa, yên ấm toát lên từ một thế giới tỉnh thần nh tại của thuở thái bình sau cuộc chiến. gặp một con người an phận, không bị công danh liên lụy. Ở một số bài thơ phản ánh tâm trạng cô đơn dằn vặt, chán nản nơi triều chính nhưng nhẹ. nhàng, thiếu sự xót xa mà sôi sục tim gan như thơ Nguyễn Trãi. Phú là thể tài khó nhưng Lý Tử Tấn đã vận dụng khá thành công, nhuần nhuyễn về ngôn từ, khoáng đạt trong hình tượng. Một số bài sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống quân Minh vang dội chiến công đánh giặc cứu nước, như Chí Linh sơn phú, Xương Giang phú, Triểu tình phú. Có những bài nặng tấm lòng lo cho nước, thương dân, như : Quân chủ phú, Đại bảo phú. Nhìn chung, phú Lý Tử Tấn thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, thái độ tích cực ca ngợi Lê Lợi – vị vua sáng nghiệp nhà Lê và cuộc kháng chiến oanh liệt của quân dân ta chống lại quân Minh có một toán, đất có một thành” tới khi nghĩa quân lớn mạnh, thế tựa chẻ tre.đặc biệt, bài phú đã luận về sự thành bại của việc giữ nước mà vấn đề cơ bản là con người – con người với đạo đức cao cả – và phải có chính nghĩa. Các bài phú viết về cuộc chiến đấu của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi tràn đầy khí thế, tỉnh thần tự hào dân tộc và sức mạnh của đội quân chiến thắng. Ông đã tạo dựng được những hình ảnh sinh động, có hồn về sông núi hùng vĩ,thế trận oai hùng “Tiếng trống nổi vang, ba quân thật hùng cường bội sức”. Hình ảnh bọn giặc xâm lược thật là độc đáo “Quân đông như kiến, khoe bộ hùng cường ; lấn cướp phá phách, đống dỡ ngang tàng ; chẳng khác gì con ếch giận mà phình bụng, bọ ngựa tức mà giơ càng”. Rõ ràng, Lý Tủ Tấn với bài Xương Giang phí đã đóng góp cho dòng văn học yêu nước TK XV một tiếng nói hào hùng, tích cực, để cao tinh thần dân tộc.
Nghệ thuật thơ và phú Lý Tử Tấn có được bản sắc riêng, câu thơ chân chất, mạch văn thông thoáng, thâm trầm, lời lẽ ít khoa trương, tâm tình cởi mở, thành thực, ít nhiều tránh được khuôn sáo, vô vị, giữ được vẻ đẹp hài hòa trong cấu trúc từ ngữ và cảm xúc thi ca.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác