De Cerca De Abrir El Papel De Nota Y Lápiz Sobre Madera De Textura De Fondo  Con Copia Espacio Fotos, Retratos, Imágenes Y Fotografía De Archivo Libres  De Derecho. Image 23407245.

Giới thiệu nhà thơ Mai Am

De Cerca De Abrir El Papel De Nota Y Lápiz Sobre Madera De Textura De Fondo Con Copia Espacio Fotos, Retratos, Imágenes Y Fotografía De Archivo Libres De Derecho. Image 23407245.

Tiểu sử nhà thơ Mai Am

(1826 – 1904)

Nhà thơ Mai Am, có tên thật là Nguyễn Trinh Thận, tên chữ là Thúc Khanh, Nữ Chị, tên hiệu Lại Đức, Diệu Liên, Mai Am. Am là tên thường được. gọi hơn cả. Bà là con gái thứ 25 của vua Minh Mệnh, em cùng mẹ với Tùng Thiện Vương Miên Thẩm và chị cùng mẹ với Nguyễn Tĩnh Hòa Huệ Phố. Năm 25 tuổi bà lấy chồng là Đô úy Thân Trọng Di.

Tác phẩm của nhà thơ Mai Am

Bà học giỏi, đọc nhiều, học thơ với Tùng Thiện Vương từ nhỏ, lại cùng thường xuyên xướng họa với các chị em là công chúa và phi tần khác nên thơ hay vào bậc nhất trong số công chúa đương thời. Thơ để lại có Diệu Liên thi tập in lần đầu năm 1867, in lần hai năm 1890 có bổ sung, hiện gồm 370 bài. Sách khi in đã được nhiều danh sĩ đương thời đánh giá cao, ngoài hai anh là Miên Thẩm và Miên Trinh (Tuy Lý Vương), còn có lời bình của Trương Đặng Quế, Phan Thanh Giản…

Thơ Mai Am gồm đủ những đề tài quen thuộc trong thơ chữ Hán như đề vịnh, vịnh sử, cảm tác, tặng đáp, mừng thọ v.v… Trước hết tập thơ cho thấy cuộc sống thanh nhàn, tĩnh lặng trong cung đình và nhà quan : Vịnh các loài hoa, cây cỏ như một chùm bốn bài thơ. Lao trúc, Nộn trúc, Phong trúc, Vũ trúc vịnh trúc, từ trúc già, trúc non, trúc  trước gió đến trúc trong mưa, vịnh những sinh hoạt giữa những bạn “quần là, lưng ong” như đánh đu (Thu thiên), hái sen (Thái liên khúc), thi xem ai làm được thứ hương thơm nhất (Thí hương),  ban đêm thì chơi thuyền đêm trăng, nghe tiếng chuông chùa (Chung thanh), rồi tiếng sáo nhà bên, tiếng chày nện vải xa xa cũng khiến nhà thơ cảm xúc nên thơ. Thơ tặng đáp và thơ vịnh sử  (Bắc sử) cũng chiếm khối lượng đáng kể trong toàn bộ số thơ của Mai Am, như một chùm 8 bài họa thơ vịnh phòng sách của Miên Thẩm (Phụng họa Thương Sơn tiên sinh thư trai bắt vịnh), những bài mừng Văn minh điện đại học  sĩ Nguyễn Trọng Hợp về kinh, tạ ơn Tướng quốc Cúc Đình tặng hai chậu cúc vàng và trắng… Thơ vịnh sử thì ngoài những nhân vật nữ nổi tiếng Trung Quốc như Ngu Cơ, Trác Văn Quân, Hàn thị… ra, Mai Am còn vịnh những nhân vật nam giới trứ danh khác như Trương Lương, Giả Nghị, Lý Quảng, Đồng Trọng Thư… Nhưng rồi hiện thực khổ đau của đất nước và người dân đương thời cũng phần nào được phản ánh trong thơ bà bởi bà sống ở thời kỳ nước nhà có nhiều biến cố lớn. Những bài Vữ vọng (Mong mưa), Nông phú từ (Lời người nông dân)… cho thấy công chúa cũng bồn chồn mong mưa để lúa khỏi khô hạn, cũng thông cảm chân thành với nỗi vất vả một nắng hai sương của người nông dân. Bà cũng vui mừng khôn xiết khi được tin quân Pháp rút khỏi Quảng  Nam năm 1859 (bài Tức sự), bồi hồi xúc động khi đọc bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiếu (bài Độc điếu nghĩa dân tử trận văn). Tuy hai bài này làm theo đề vua Tự Đức ra song đó cũng là những tình cảm rất thật của bà. Phần thơ lắng đọng trong lòng người đọc hơn cả là phần thơ tâm tình về gia cảnh của tác giả. Chồng bà, Đô úy Thân Trọng Di tham gia phong trào Cần Vương bị tử trận (1865), cháu rể Đoàn Hữu Trưng (con rể Miên Thẩm) cầm đầu quân khởi nghĩa Chày Vôi làm đảo chính, bị thất bại và bị giết (1856), con trai duy nhất bé bỏng của bà bị ốm chết (1868). Tiếp đến là cái tang của Miên Thẩm (1870), của em gái Tĩnh Hòa (1882), của chị gái Vĩnh Trinh (1892) cùng  nhiều người thân quen khác trong cung khiến bà đau buồn phát ốm. Từ đấy, bà không còn thầy là anh trai để học tập và làm chỗ dựa, không còn trò là con trai để dạy làm thơ, không còn các bạn thơ là các chị em gái, bà gửi cả tiếng khóc và nỗi buồn vào thơ. Chùm 15 bài thơ khóc con trai thật là cảm động. Thơ Mai Am mang đặc điểm chung của thơ chữ Hán, mà tác giả là phụ nữ thời trước, đó là nhẹ nhàng, ý vị, hiển hòa, đằm thắm. Một vài bài về thế sự, thời sự, vịnh sử vượt khỏi khuôn khổ thơ nữ giới thời xưa, đưa thơ bà tiếp cận với thơ nam giới đương thời. Có thể nói, thơ Mai Am kết hợp một phần nào đặc điểm thơ của Bà huyện Thanh Quan và thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, song không sắc nét bằng. Sự so sánh này có khập khiễng về mặt ngôn ngữ, song nhìn rộng ra thì sự khác biệt truyền thống giữa tứ thơ chữ Hán với thơ chữ Nôm chỉ là một mặt, mặt căn bản nhất là cái tình, cái cảm, còn phần nào khuôn lại của Mai Am. Tuy nhiên, Mai Am cũng có không ít bài thơ rất đặc sắc, tình tứ như Ngầu ty (Tơ ngó sen), nhẹ nhàng nên thơ như Thu thiên (Đánh đu), tuyệt vời về nghệ thuật như Ức mai (Nhớ mai), Thí hương (Thì hương thơm) v.v…

Đọc thêm  Giới thiệu Bà Huyện Thanh Quan

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top