Tiểu sử nhà thơ Ngô Thì Hương
(1774 – 1821)
Nhà văn, nhà thơ Ngô Thì Hương còn có tên là Vị, tự Thành Phủ, hiệu Ước Trai. Quê gốc : làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là con trai út Ngô Thì Sĩ, cha mất từ năm mới 6 tuổi, được các anh nuôi dưỡng đến trưởng thành. Ngô Thì Hương lớn lên khi gia đình Ngô Thì đã sa sút, xã hội Bắc Hà biến động dữ dội. Năm 1782, anh cả Ngô Thì Nhậm phải bỏ quan lánh nạn vì có liên quan đến vụ phát giác cuộc tranh giành ngôi vị trong phủ chúa năm 1780, do vậy Ngô Thì Hương không được học hành chu đáo. Dưới triều Tây Sơn, gia đình ông mỗi người một xu hướng chính trị. Anh cả Ngô Thì Nhậm và anh thứ Ngô Thì Trí làm quan với Tây Sơn, thuộc phái cấp tiến, chú là Ngô Thì Đạo và anh trai thứ hai Ngô Thì Chí trung thành với vua Lê Chiêu Thống, chống lại Tây Sơn. Người anh giáp ông (Ngô Thì Hoàng) chán con đường công danh, sống ẩn dật nghiên cứu đạo Phật. Khi Gia Long lên ngôi, Ngô Thì Hương được thu dụng, trao chức Thiêm sự bộ Lại. Năm 1809 ông được cử làm Phó sứ đoàn sứ giả đi Trung Quốc. 1814 – I8§l7, ông làm Hiệp trấn Lạng Sơn. 1819, ông làm Đề điệu trường thi Gia Định. Những khoảng thời gian khác đều làm quan ở Phú Xuân. Cuối 1820, ông được cử làm Chánh sứ đoàn sứ giả đi Trung Quốc, nhưng đến huyện Phúc Thuần, phủ Nam Ninh, Quảng Tây, ông bị cảm rồi mất.
Tác phẩm của nhà thơ Ngô Thì Hương
Tác phẩm : Mai dịch thú dư, Thủ phụng toàn tập và một số tác phẩm làm rải rác trong nhiều năm, tất cả được con cháu tập hợp trong Thành Phú công di thảo (Ngô gia văn phái).
Mai dịch thứ dư làm trong dịp đi sứ năm 1809, thể hiện rõ phong cách Ngô Thì Hương hơn cả. Tác phẩm là một tập ký sự bằng thơ, ghi chép lại cuộc đi sứ, bắt đầu từ bữa tiệc tiễn hành của đồng liêu và kết thúc khi về tới biên giới. Hầu hết các bài thơ đều có lời ghi chú rõ nội dung sự việc, truyền thuyết, vị trí thắng cảnh được nói tới trong tác phẩm. Ngô Thì Hương thích khảo cứu, nhận xét và thu thập các truyện lưu truyền trong dân gian. Ông phân tích truyền thuyết Tô Thị vọng phu, biện luận vị trí bến Tầm Dương, chê hành vi “chôn con nuôi nìẹ” của Quách Tự, một trong 24 tấm gương hiếu thảo (Nhị thập tứ hiến), mà Trung Quốc đề cao là “ngu và tàn bạo”, “có hiếu, nhưng không có nhân”. Tập thơ còn ghi lại những cảnh đời khó khăn, vất vả của nhân dân Trung Hoa đương thời : một người đàn ông quá nghèo không lấy nổi vợ, cái nóng gay gắt sau ngày lập thu, cảnh hạn hán mất mùa ở Tân Ninh… Tập thơ cũng dành những lời tự hào, thiết tha để nói về đất nước, dân tộc. Ông phê phán thái độ nước lớn của Trung triều thể hiện ở việc áp đặt cho cửa quan biên giới hai nước cái tên “Trấn Nam quan”. Ông tự hào về chiến thắng của Lê Thái Tổ trên ải Chi Lăng, cho dù câu chuyện hòn đá Liễu Thăng cụt đầu có thực hay không vẫn là một huyền thoại đẹp mang tính anh hùng ca về công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc. Trong thơ cũng thể hiện nỗi lo lắng của ông trước tình trạng đất đai khô cằn của Lạng Sơn… Thơ Ngô Thì Hương mang tính ký sự nhưng vẫn đậm chất trữ tình, cách viết nhẹ nhàng, dí dỏm mà sâu sắc, đó là nét thường ít gặp trong thơ chữ Hán.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác