Journal and pen set for Nasdaq | Pen sets, Pen, Nasdaq

Giới thiệu nhà thơ Ngô Thì Sĩ

Journal and pen set for Nasdaq | Pen sets, Pen, Nasdaq

Tiểu sử nhà thơ Ngô Thì Sĩ

(1726 – 1780)

Nhà văn, nhà thơ Ngô Thì Sĩ tên tự là Thế Lộc, hiệu là Ngọ Phong, cuối đời còn có tên hiệu là Nhị Thanh cư sĩ. Quê gốc : làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam, nay là xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là con cả nhà thơ Ngô Thì Ứ và là cha của 5 tác giả tên tuổi và đặc sắc của Ngô gia văn phái : Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Trí, Ngô Thì Hoàng, Ngô Thì Hương.

Ngô Thì Sĩ mồ côi cha từ năm 10 tuổi, được ông nội nuôi dưỡng đến trưởng thành. Năm 1743, ông đỗ Hương tiến, cùng khoa với Lê Quý Đôn, nhưng sau đó thi hội nhiều khoa không đậu. Theo sử sách cũ, Ngô Thì Sĩ là người có chính kiến, văn bài của ông ý tứ sắc sảo, ngôn từ. phóng khoáng, thường không hợp ý quan trường nên luôn bị họ tìm cách đánh hỏng. Tuy vậy, Trịnh Doanh trọng tài ông, vẫn lưu ý bồi dưỡng và sử dụng. Năm 1756, Ngô Thì Sĩ dự một kỳ thi tuyển người, đỗ đầu, được chọn làm một chức quan văn trong phủ chúa. Sau đó ông từng hộ giá Trịnh Doanh đi tuần thú Sơn Nam (1760), rồi được cử tiếp sứ nhà Thanh để chúa Trịnh “’khoe nhân tài nước Nam với sứ Bác” (1761). Năm 1763, ông được tiến triểu làm chức Ứng vụ khoa cấp sự trung, rồi Đốc đồng Thái Nguyên, Giám khảo trường thi Hải Dương (1765). Năm I766, ông đỗ Hoàng giáp, năm sau được cử làm Hiến sát sứ Thanh Hoa. 1770, ông về triều giữ chức Đông các Đại học sĩ ; không bao lâu lại đổi đi Tham chính Nghệ An. Ở đây, khi chấm trường khoa thi hương (1771), ông bị một số thí sinh kiện, phủ chúa không điều tra ra lệnh cách hết chức tước, trả về làm dân. Ngô Thì Sĩ về làng đóng cửa viết sách. Sau đó Trịnh Sâm đi tuần phương Nam, biết ông bị oan, lại đọc nhiều thơ đề vịnh các danh lam thắng cảnh của ông, chúa yêu tài lại triệu ông về kinh. 1775, ông được trao chức Hiệu lý ở Hàn lâm viện kiêm Hiệu chính quốc sử, không lâu sau thăng Thiêm đô ngự sử. 777, ông được cử làm Đốc trấn Lạng Sơn. Những năm ở đây, ngoài việc chăm lo giữ gìn biên cương, triệu tập dân lưu tán về khai hoang phục hóa, thụ lý việc hình ngục nhanh chóng công minh, giúp dân có đời sống ổn định, Ngô Thì Sĩ còn mở mang tu tạo khu động Nhị Thanh, Tam Thanh thành một thắng cảnh, một khu sinh hoạt văn hóa cho quan chức và dân chúng một vùng. Ông là một Đốc trấn có công trong việc khôi phục và cải thiện đời sống kinh tế và văn hóa cho Lạng Sơn sau những năm xiêu dạt đói kém nửa cuối TK XVIII Ông mất tại trấn sau khi đi công cán trên ải Nam Quan.

Đọc thêm  Tả người thân trong gia đình lớp 5 hay nhất

Tác phẩm của nhà thơ Ngô Thì Sĩ

Khối lượng tác phẩm của Ngô Thì Sĩ khá đồ sộ. Về sử có : Việt sử tiêu án, bình luận một số sự kiện lịch sử Việt Nam trong khoảng từ đời Hồng Bàng đến cuối đời Trần. Một số lời bình của ông sau được đưa vào Đại Việt sử ký tiên biên. Cuốn Việt sử tiêu án chép sử từ đời Hồng Bàng đến đời Minh thuộc, gồm 17 quyển, được khắc in năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800) đời Tây Sơn. Trong hai tác phẩm sử học này Ngô Thì Sĩ có nhiều tư liệu mới và ý kiến riêng, nhiều lời bình của ông được Phan Huy Chú và các sử gia đời Nguyễn trích lục lại trong tác phẩm của mình cũng như trong bộ sử chính thống Khám: định Việt sử thông giám cương mục.

Về văn thơ có : Anh ngôn thi tập, Ngọ Phong văn tái, thu thập hầu hết thơ văn Ngô Thì Sĩ sáng tác từ thuở thiếu niên cho đến cuối đời. Anh ngôn phú tập gồm những bài phú làm khi ở Thăng Long và Lạng Sơn. Bảo chướng hoằng mộ gồm những bài điều trần, phê phán những thiếu sót và đề nghị sửa đổi, bổ sung các kế sách trong việc điều hành chính sự của triều đình trên nhiều lĩnh vực : kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao… Khoa sớ tập biên, gồm các bài văn tế, khấn, nhiều bài làm hộ người khác. Sách chế khải tập, gồm các sách phong, chế ban cho các quan, nội tộc vua chúa mà Ngô Thì Sĩ được giao soạn thảo. Đặc biệt Khuê ai lục là tập riêng ghi chép nhân người vợ kế mà ông rất yêu qua đời. Sách gồm tiểu truyện (kể về người vợ đã mất), thơ ca, văn khấn, bộc lộc niềm thương tiếc, sầu nhớ của ông đối với vợ. Nhiều bài đạt tới trình độ nghệ thuật cao, ý tứ khá gần gũi với thơ tình hiện đại. Tất cả tác phẩm của Ngô Thì Sĩ được ghi lại trong Ngô gia văn phái, bản đầy đủ hơn cả là A.II7a/1-6, ngoài ra còn một số bài chép ở Cố lé, Ngọ phong mặc ngấn và một số sách khác.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

Ngô Thì Sĩ là nhân vật số 2 trong hàng sử gia Việt Nam TK XVIII. Nếu Lê Quý Đôn là người đầu tiên viết sử theo lối kỷ truyện thì Ngô Thì Sĩ cũng là người đầu tiên xướng xuất một bút . pháp phê bình sử độc đáo trong ngành sử học Việt Nam. Về thơ văn, Ngô Thì Sĩ bao quát một khối lượng đề tài rất rộng và có một bút pháp đa dạng : ký sự tả thực xen trữ tình, nghị luận sắc sảo giàu tinh thần phê phán, chất trào phúng nhẹ nhàng ý nhị, giọng điệu trữ tình đằm thắm. Ngô Thì Sĩ có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà. Riêng đối với Ngô gia văn phái, ông thực sự là người mở đầu và có nhiều ảnh hưởng đối với các tác giả lớp sau trong dòng văn.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top