journal-and-pen - Positive Routines

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Gia Thiều

journal-and-pen - Positive Routines

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798)

       Nhà thơ Nguyễn Gia Thiều, tự Ôn Như, tự xưng Hy Tôn Tử và Như ý Thiên, biệt hiệu Tân Thi Viện Từ và Sơn Nhan. Quê gốc : làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, trấn Kinh Bắc nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân đại quý tộc, thuộc dòng võ tướng. Cha là Đạt Vũ hầu Nguyễn Gia Ngô. Mẹ là Trịnh Thị Ngọc Tuân, tức quận chúa Quỳnh Liên, con An Đô vương Trịnh Cương. Lên 5 tuổi, Ông được cậu ruột là chúa Trịnh Doanh đưa vào phủ chúa nuôi dạy. Ông giỏi cả văn lẫn võ. Năm 19 tuổi, Nguyễn Gia Thiều được sung chức Quân trung tả mã đội, rồi Chỉ huy thiêm sự. Mười năm sau, được thăng Tổng binh đồng trí và được phong tước hầu, do đó, ông thường được gọi là Ôn Như hầu. Lúc làm Trấn thủ Hưng Hóa, một trấn lớn phên giậu, ông có nhiều quân công được triều đình tưởng thưởng.

         Là võ tướng, nhưng hầu tước Ôn Như còn là một nghệ sĩ nổi tiếng đương thời.  Là nhà thơ, ông để lại kiệt tác Cung oán ngâm khúc và các thì phẩm khác như Ôn Như thi tập, Tây Hồ thì tập, Tứ trai thi tập bao gồm hàng ngàn bài, nhưng phần lớn đã thất truyền. Là nhà soạn nhạc, ông sáng tác Sơn trung ân Sở từ điệu. Là danh họa, ông dựng tác phẩm Tống Sơn đồ hoành trắng được nhà vua ban thưởng. Là nhà kiến trúc, trang trí, ông trông coi công trình xây dựng  chùa Tiên Tích và trang hoàng nội thất phủ chúa Trịnh.Tài năng nhiều mặt của ông có thể sánh ngang hàng với vị “phong lưu đại thần” cùng thời Nguyễn Khản.

        Tuy được trọng dụng và cất nhắc lên hàng đại thần, nhưng dường như Ôn Như tiên sinh không mấy quan tâm đến bước đường danh lợi, hễ có dịp là ông sống theo sở thích của mình. Lúc đang làm Trấn thủ Hưng Hóa, ông thường bỏ về nhà riêng bên bờ hồ Tây, tụ tập bạn bè, vui chơi uống rượu, họa thơ, bàn luận về đạo thiền.

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Gia Thiều

         Thơ văn còn lại, ngoài Cung oán ngâm khúc, tạ còn tìm được trong Tam ký của danh sĩ Hà thành Lý Văn Phức một số bài thơ Nôm khác như Cảnh vườn rau, Bảo Cam ra hái hoa, Khối tình.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả  Hoàng Đức Lương

           Vào khoảng năm 1783, ông được triệu về kinh nhưng triều Lê – Trịnh đang sụp đổ. Ít năm sau, ba lần Tây Sơn ra Bắc dẹp thù trong, giặc ngoài, thiết lập triều đại mới. Nguyễn Gia Thiều thất vọng hoàn toàn, chạy lên Hưng Hóa ẩn náu. Mấy năm cuối đời, ông về sống ở kinh đô Thăng Long “lấy rượu để tự cuồng” và mất vào tháng 6 năm 1798.

     Cung oán ngâm khúc, tác phẩm quan trọng còn lại của Nguyễn Gia Thiều được xếp vào hàng đầu của thể loại khúc ngâm, là kiệt tác của nền văn học cổ điển Việt Nam.

        Đề tài người cung nữ vốn là một đề tài truyền thống. Văn học cổ, trung đại Trung Quốc đã để lại nhiều giai tác về người cung nữ. Văn học trung đại Việt Nam cũng có nhiều bài viết về đề tài này. Trước Cung oán ngâm khúc, Lê Thiếu Dĩnh đã có Cung từ vang lên lời oán trách vua Lê bạc đãi người có công. Chung oán thỉ của Nguyễn Huy Lượng (hay của Vũ Trinh, của Nguyễn Hữu Chỉnh ?), có 100 bài thất ngôn bát cú luật Đường bày tỏ nỗi khổ của người có tài sắc, mà phí hoài cả tuổi xuân, xuất hiện gần đồng thời với Cung oán ngâm khúc. Tần cung nữ oán Bái Công ra đời vào đầu triều Nguyễn Ánh là của Đặng Trần Thường công thần khai quốc, nói lên lời oán trách nhà vua Nguyễn vô ơn phụ bạc và là tiếng than thân bị đau. Cùng một tâm trạng với các tác giả kể  trên, cùng sử dụng lối tá khách, hình chủ, Nguyễn Gia Thiều đã mượn thân

phận hẩm hiu của người cung nữ để giãi bày nỗi bi phẫn của mình. Chỗ khác nhau giữa Lê Thiếu Dinh (thời Lê sơ), Đặng Trần Thường (thời Nguyễn sơ) và Nguyễn Gia Thiều là hai ông Lê và Đặng chỉ dồn oán trách vào một ông vua, một triều đại cụ thể nào đó, còn nhà thơ Kinh Bắc lại lên tiếng gay gắt với “ông Tạo “với “sự thế”. “Khóc vì nỗi thiết tha sự thế, Ai bày trò bãi bể nương dâu”, nên thơ Nguyễn Gia Thiều mang tầm khái quát cao hơn, sắc sảo hơn. Nhà thơ không dừng lại ở miêu tả, cũng không khơi sâu mọi diễn biến tâm trạng của người cung nữ để khắc họa “mối sầu vạn cổ” như Đặng Trần Côn trong Chinh phụ ngâm khúc. Mở đầu chặng đường bất hạnh, ông ghi nhận một sự ngạc nhiên đến thẳng thốt : “Ai ngờ bỗng mỗi năm một nhạt,… Bỗng không mà hóa ra người vị vong !”

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Hoàng Quang

       Một sự thật đắng cay đối với người tài sắc. Từ đó về sau người cung nữ rơi hẳn vào cảnh bế tắc thật thê thảm. Tác giả không tả nỗi buồn qua ngày qua tháng mà đồn lại đặc tả nỗi buồn hết sức da diết. Nó bào mòn thậm chí nó là ngọn lửa hừng thiêu đốt tuổi trẻ, tài hoa, xuân sắc và cả cuộc đời! “Đêm năm canh lần nương vách quế,… Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa!”.

        Ở một mức độ nhất định, tác giả đã đồng cảm, thể hiện khát vọng về một cuộc sống bình dị, đằm thắm mặn mà. Người cung nữ chỉ có ước ao : “Cùng nhau một giấc hành môn. Lau nhau ríu rít cò con cũng tình !”. Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm toát lên từ những khát vọng đó.

         Phần khá quan trọng của nội dung Cung oán ngâm khúc là sự thể hiện tâm sự của nhà thơ quý tộc Nguyễn Gia Thiều. Quả thật, ông có sự bất mãn riêng nhưng hình như sự bất mãn ấy không phải là cái cớ chính, mà nỗi buồn bực có lúc hết sức dữ dội “Chống tay ngồi ngẫm sự đời, Muốn kêu một tiếng cho dài kéo căm”. Ông đem đồn lên đầu một lực lượng siêu nhiên tồn tại như một thực thể cay nghiệt, nhiều lần đáng nguyền rủa : “Trẻ Tạo hóa đành hanh quá ngán, Chết đuối người trên cạn mà chơi…!”.

        Tác phẩm nói nhiều đến triết lý định mệnh, thiên mệnh, âu cũng là sản phẩm tinh thần của một thời, của một giai tầng thất cơ lỡ vận. Rất nhiều quý tộc cùng thời, cùng cảnh ngộ như Ôn Như cũng đã từng than thân như thế. Có điều là Nguyễn Gia Thiều không cúi đầu , chấp nhận, mà luôn cảm thấy day dứt bực bội, chứ không để dàng tuân theo, càng không phải là người phát ngôn cho thứ triết lý tiêu cực đó. Ông không thể nói khác hơn. Dù sao tiếng nói như vậy cũng toát lên ý nghĩa tố cáo cái thực . trạng xã hội đen tối bế tắc. Trong tác phẩm, có lúc nhà thơ lên án tên vua phụ bạc là “cá no mồi” và trao cho cung nữ ` tâm trạng quyết liệt “Giang tay muốn dứt tơ hồng, Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra”! Qua. đó, ông muốn nói lên sự bất bình lớn của ông. Giá trị nhân văn của tác phẩm toát lên từ sự bất bình lớn ấy. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Quý Đức

      Nội dung Cung oán ngâm khúc được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật hết sức điêu luyện mà hậu nho Lý Văn Phức đã ngợi ca là “Thiên đoàn, bách luyện, ngữ ngữ kinh nhân” (Trăm ngàn ` lần tôi rèn, từng lời, từng lời nghe đến ghê người). Thơ Cung oán… rất tiêu ì biểu cho dòng thơ Nôm bác học rất trau chuốt, súc tích, gợi cảm… nhưng cũng rất cầu kỳ, đẽo  gọt, lạm dụng điển tích ‘ và từ Hán – Việt. Thành công độc đáo tạo nên phong cách Nguyễn Gia Thiều là ông miêu tả những khái niệm trừu tượng bằng hình ảnh cụ thể sống động. Ông kết hợp hết sức tài tình vốn từ ngữ thuần Việt và Hán – Việt để đưa khái niệm trừu tượng vào cuộc sống trần trụi. Bất bình với ông trời, nhà thơ hạ bút “Trẻ Tạo hóa đành hanh quá ngán!”  Căm ghét tên vua hiếu sắc, ông khắc họa : “Cá no mồi cũng khó nhử lên!”. Những từ ngữ chính xác, ví von, mang tính hô ứng, làm tăng ý nghĩa châm biếm phê phán. Những thành tựu như vậy rất nhiều.

          Thơ Cung oán... mang tính “thôi xao” khá rõ, những tác giả không phải là một “thợ thơ”. Ông sáng tác với tất cả tài năng và tâm hồn người nghệ sĩ lớn. Nhiều người cũng đã sử dụng các giác quan để viết văn và làm thơ, nhưng riêng Nguyễn Gia Thiều được tôn vinh là nhà thơ của cảm giác. Dường như ông vận dụng tất cả các giác quan để tiếp xúc với ngoại cảnh rồi thể hiện bằng tâm linh nhạy cảm. Do đó tập Cung oán ngâm khúc có sự thu hút kỳ lạ.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top