Trang thơ Nguyễn Khoa Điềm (130 bài thơ)

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Trang thơ Nguyễn Khoa Điềm (130 bài thơ)

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, sinh 1943. Ông sinh tại thôn Thủ Điển, xã Phong Hòa, huyện Phong Điển, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Quê gốc : làng An Cựu, xã Thủy An, TP Huế. Ông là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hội viên Hội nhà văn (1975). Lúc nhỏ đi học ở quê, đến năm 1955, ông được tập kết ra miền Bắc học tại Trường học sinh miền Nam ở Hà Tay, Hải Phòng, rồi chuyển về Hà Nội học ở Trường cấp 3 Chu Văn An B. Năm 1964, ông tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Trong khi chuẩn bị nhập ngũ thì Ban thống nhất rút ông vẻ, để đi chiến trường B, nhận công tác vận động thanh niên của Thành ủy Huế, nhiệm vụ chính là làm báo, làm thơ, bắt mối với cơ sở TP. Sau đó, Thành ủy Huế điều động về cơ quan Đảng cho đến 1975. Từ ngày đất nước thống nhất, ông làm công tác Đoàn, Chủ tịch Hội văn nghệ Bình Trị Thiên, công tác tuyên huấn rồi Phó bí thư Tỉnh ủy Thừa  Thiên – Huế. Ông là Ủy viên BCH Hội nhà văn khóa III. Tháng 8 – 1993, theo yêu cầu công tác, Nguyễn Khoa Điểm chuyển ra Hà Nội, lần lượt giữ các chúc vụ : Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (1994), Tổng thư ký Hội nhà vẫn khóa V (1995). Năm 1996, ông được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII bầu vào  BCH TƯ Đảng và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa  Thông tin. Tại Đại hội toàn quốc lần  thứ IX Đảng cộn§ sản Việt Nam, tháng 4 – 2001. ông được bầu làm Ủy   viên Bộ chính trị, Ủy viên ban bí thư  TỰ Đảng và được phân công làm Trưởng ban tư tưởng văn hóa của  Đảng cộng sản Việt Nam. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Anh Đức

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Tác phẩm đã xuất bản : Đất ngoại Ô  (thơ – 1972), Cửa thép (ký – 1971), Mặt  đường khát vọng (trường CA – 1974) Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ – 1986). Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ – 1996). Tập Ngôi nhà có ngọn lửa ấm được  nhận Giải thưởng Hội nhà văn năm 1987.

Nguyễn Khoa Điềm trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Tập thơ Đất ngoại ô và trường ca Mặt  đường khát vọng nhanh chóng khẳng định sự đóng góp và tài thơ Nguyễn Khoa Điềm lúc bấy giờ. Có thể nói thơ Nguyễn Khoa Điềm là thơ của một trí thức trẻ, giàu vốn sống thực tế và vốn văn hóa, kết hợp hài hòa lãng mạn và tài hoa, triết lý và trữ tình, suy tư và cảm xúc. Cũng chính nhờ đó mà ông đã gây được ấn tượng khá đậm với bạn đọc cả nước nhất là ở các bài thơ : Đất ngoại ô, Khúc hát những em bé lớn trên lưng mẹ, Con gà đất, Cây kèn và khẩu súng, chương Đất nước trong Mặt đường khát vọng v.v…

Nguyễn Khoa Điềm viết không nhiều. Hơn một chục năm sau chiến tranh nhà thơ mới cho ra đời tập thơ – Ngôi nhà có ngọn lửa ấm. Giai đoạn 1074 – 1986 là một chặng đường đài mà Nguyễn Khoa Điềm phải tự vượt lên mình. Trong sự khó khăn chung của thể loại trữ tình, nhà thơ viết cũng không mấy dễ dàng, mỗi bài thơ thực sự là một sự kiếm tìm, tự đổi mới. Cái tôi trữ tình của nhà thơ không hòa nhập vào hiện thực như trước đây mà lặng lẽ thâm trầm hướng vào nội tâm, trở về với chính mình. Bản Tĩnh thi sĩ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ngày càng được . khẳng định khi nhà thơ muốn khám phá và thể hiện đầy đủ hơn, sâu đậm hơn thế giới bên trong : Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Lặng lẽ, Những bài thơ tình viết trong chiến tranh, Kính tặng Nguyên Hồng, Trên khối đá của tử ngữ, Tặng một người sáng tạo. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Mai Ngữ

Với những câu thơ nói ít, gợi nhiều, những tứ thơ giàu sức liên tưởng, cơi mở, những từ ngữ chất lọc, hàm súc, thấm đượm tình yêu đối với con người, đối với lao động sáng tạo nghệ thuật, đối với quê hương đất nước, Nguyễn Khoa Điềm là một trong những tên tuổi đã đã có chỗ đứng tron§ nền thơ Việt Nam hiện đại.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top