Tomoe River A5 Pad - Cream | Pen and paper, Fountain pen ink, Paper  background design

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Mậu Áng (1664 – 1717)

Tomoe River A5 Pad - Cream | Pen and paper, Fountain pen ink, Paper  background design

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Mậu Áng (1664 – 1717)

Nhà thơ Nguyễn Mậu Áng, chính tên  là Nguyễn Mậu Thịnh, hiệu Di Trai, sau vì kiêng húy mới đổi là Mậu Áng. Quê gốc : làng Kim Sơn, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Ông đậu Tiến sĩ khoa Tân Mùi (1691), niên hiệu  Chính Hòa thứ 12 triểu Lê Hy Tông.  Ông làm quan trải thăng các chức Lại  khoa cấp sự trung, Hộ bộ Tả thị lang,  Phó đô ngự sử, từng đi sứ nhà Thanh  năm 1715.

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Mậu Áng

Tác phẩm của ông hiện còn khoảng  50 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thí lực. Phần lớn trong số này là thơ đi sứ, còn khoảng mươi bài là thơ cảm hoài và tặng đáp bạn hữu ở trong nước.

Thơ Nguyễn Mậu Áng trước hết là thơ đi sứ. Trên đất Trung Quốc mênh mông, gặp các danh lam thắng cảnh, ông đều dừng chân, ghỉ lại Ấn tượng và cảm xúc vẻ những thắng cảnh ấy. Bài thăm đình Ấn Sơn có những nét miêu tả thật kỳ thú : “Ôm nước, nuốt núi từ nghìn dặm xa, Đón gió đùa trăng tám cửa sổ mát. Đề thơ vẫn chưa thỏa được hứng thú muốn lên chơi, Thì tiếng chuông chốn nào đã gỗ trong nắng chiều”.

Bài Quá Động Đình hồ qua vài nét phác thảo, cảnh hồ Động Đình vào buổi chiều hiện lên thật rõ : hồ rộng mênh mông, buồm trúc đi như bướm bay, thấp thoáng núi xanh, thấp thoáng vệt cây mờ. Và ở trong cảnh sắc ấy một chút nhớ quê hương chỉ còn là man mác.. Đặc biệt Nguyễn Mậu Áng cũng có bài thơ Đăng Hoàng Hục lâu, bởi vì lầu Hoàng Hạc từ lâu đã là địa danh nhờ thơ Đường mà nổi tiếng gần gũi với bạn đọc Việt Nam. Nhà thơ lên được lầu Hoàng Hạc, cảm thấy mối duyên nợ ba sinh của mình như được thỏa mãn : “Ngẫu nhiên nhân lúc cảm hứng lên trên lầu, Chợt cảm thấy duyên ba sinh của mình chơi bời thỏa thích”. Có lẽ trong số nhà thơ Việt Nam đi sứ Trung Quốc thời phong kiến, chắc có ít người được chơi bời thỏa thích như Nguyễn Mậu Áng.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Bùi Bình Thi

Đi sứ mà như người đi du lịch, thưởng thức cảnh sơn thủy hữu tình của Trung Quốc, nhà thơ thật có một tâm hôn lãng mạn phong phú.Thơ ông rộng Tãi, khoáng đạt, thường những thứ gì thấy trong tầm mắt, trong tầm ý nghĩ, đều vẽ ra cả. So với các nhà thơ đi SỨ thời trước và cùng thời, thơ ông nhiều niềm vui hơn, ít tâm trạng lo âu buồn bực. Đó cũng là nét riêng trong thơ ông.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top