Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Phi Khanh (1355 – 1428)
Nhà thơ Nguyễn Phi Khanh, có tên _ thật là Nguyễn Ứng Long, niệu là Nhị Khê. Quê gốc : xã Chỉ Ngại, huyện Phượng Nhỡn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Sau ông dời cư vẻ xã Nhị Khê, nay thuộc Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Nguyễn Phi Khanh lấy con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán là bà Trần Thị Thái, Nguyễn Trãi là một trong số các con của ông, bà. Ông đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Dần 1374, triều Trần Duệ Tông, nhưng không được bổ dụng làm quan. Khi nhà Hồ lên, Nguyễn Ứng Long đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh, được Hồ Quý Ly dùng làm Học sĩ ở Viện hàn lâm kiêm chức Tư nghiệp trường Quốc tử giám, rồi thăng Trung thư thị lang. Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, Nguyễn Phi Khanh cùng nhiều người khác bị bắt đưa về Trung Quốc. Theo gia phả họ Nguyễn ở Nhị Khê. thì Nguyễn Phi Khanh mất tại Trung Quốc, thọ 73 tuổi.
Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Phi Khanh
Tác phẩm của Nguyễn Phi Khanh, ngoài Nhị Khê thi tập (đã mấU, Nguyễn Phi Khanh thỉ văn do Dương Bá Cung sưu tập in trong Ức Trai thí tập. Còn có Thanh Hư động ký (Bài ký động Thanh Hư) viết năm 1384, ca ngợi Trần Nguyên Đán, là áng văn rất nổi tiếng trong văn học sử Việt Nam.
Đọc hơn 70 bài thơ hiện còn của Nguyễn Phi Khanh viết từ khi còn trẻ đến lúc cảnh già đã “xồng xộc tới”, thấy thơ ông phản ánh khá rõ hoàn cảnh xã hội đương thời đầy biến động, loạn lạc, dân tình khổ sở vì phải chạy giặc (loạn Dương Nhật Lẻ, giặc Chiêm Thành vào cướp phá), vì thiên tai mất mùa.. Đồng thời thơ Nguyễn Phi Khanh cũng ghi lại khá chân thực số phận vất vả, lận đận của ông, một người có đức, có tài, song vào thời kỳ đang sung sức nhất thì không được trọng: dụng, khi được dùng, được có điều kiện mang tài năng giúp đời thì tuổi đã già và vương triểu ông phục vụ bị tan vỡ, cả vua, tôi đều bị bắt lưu đầy biệt xứ.
Trong các nhà thơ thời Trần – Hồ, Nguyễn Phi Khanh có lễ là người đã thể hiện được trong thơ cái tôi trữ tình một cách sâu sắc, day dứt nhất. Đó là nỗi đau khổ của một trái tim bất lực giữa cuộc đời tao loạn, không ổn định, mà ở đấy nhà thơ chỉ là người lữ khách phiêu bạt với bao nỗi buồn về “thế đạo”. Bên cạnh những đòng thơ giãi bày nỗi buồn tâm thế, Nguyễn Phi Khanh đã dành nhiều tình cảm thắm thiết để viết về bạn bè, về quan Tư đồ Trân Nguyên Đán, người bố vợ có ảnh hưởng rất lớn đối với tư tưởng, tình cảm của ông, và nhất là viết về nhân dân lao động, tầng lớp cùng khổ của xã hội mà ông thường có dịp sống gần gũi với tất cả sự cảm thông, sự chia sẻ, thấu hiểu đến ngọn nguồn những bất hạnh họ phải chịu đựng. Điều đó có thể thấy rõ qua các bài Nổi xúc động vì việc ở quê, Xin gửi trình Băng Hồ tướng công, Đáp lại vẫn thơ Xuân rét của Thái học sinh Đạo Khê.
Nguyễn Phi Khanh là nhà thơ sử dụng điêu luyện thể thơ Đường luật với phong cách của một đại gia. Những câu thơ đầy phong vị Đường thì gặp rất nhiều trong thơ Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Phi Khanh thường hay nhắc tới Đào Tiểm, Tạ Linh Vận, Lý Bạch, nhưng hình như Đỗ Phủ là nhà thơ Nguyễn Phi Khanh yêu thích và chịu ảnh hưởng đậm đà hơn cả. Tuy nhiên, nhà thơ có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với Nguyễn Phi Khanh về cả tư tưởng lăn thái độ nhân sinh, vẫn là Trấn Nguyên Đán. Và Nguyễn Phi Khanh lại là thi gia, để một dấu ấn rất rõ nơi tâm hồn Nguyễn Trãi, con trai ông.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác.