Notepad With Pen On The Wooden Rustic Desk. Mockup Concept With.. Stock  Photo, Picture And Royalty Free Image. Image 72131434.

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890)

Notepad With Pen On The Wooden Rustic Desk. Mockup Concept With.. Stock Photo, Picture And Royalty Free Image. Image 72131434.

Tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Quang Bích (1832 – 1890)

Nhà thơ Nguyễn Quang Bích tự là Hàm Huy, hiệu Ngư Phong. Quê gốc – làng Trình Phố, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, nay thuộc tỉnh Thái Bình. Ông sinh ngày 7.5.1832 (tức ngày 8 tháng Tư, năm Nhâm Thìn).

Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, Nguyễn Quang Bích giữ nếp nhà, dày công dùi mài kinh sử. Năm 27 tuổi (1858), ông đậu Tú tài, ba năm sau (1861) đậu Cử nhân, đến 1869 đậu Hoàng giáp. Ông được bổ làm quan, từ chức Giáo thụ phủ Trường Khánh (Ninh Bình), đến Trí phủ Diên Khánh (Khánh Hòa), Án sát Sơn Tây, Tế tửu Quốc tử giám ở kinh đô Huế, Án sát Bình Định, Chánh sứ sơn phòng Hưng Hóa (1875), sau kiêm luôn Tuần phủ Hưng Hóa (1876). Trong thời gian ở kinh, ông còn được vua giao duyệt pho sách Khẩm: định Việt sử thông giám cương mục. Ông làm quan thanh liêm, luôn chăm lo đến đời sống nhân dân, bênh vực quyền lợi cho những người nghèo khổ. Ở khắp các nơi ông trị nhậm, nhân dân ái mộ tôn ông là “Hoạt Phật” (Phật sống). Khi giặc Pháp tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai (1882), ông đang giữ chức Tuần phủ Hưng Hóa (Phú Thọ). Năm 1884, thực dân Pháp tấn công Hưng Hóa, Nguyễn Quang Bích cùng quân sĩ đã chống giữ quyết liệt, ngay cả khi quân triểu đình và quân Thanh thuộc đội  quân Vân Nam, Quý Châu đã rút. Thành Hưng Hóa thất thủ, Nguyễn   Quang Bích định tử tiết, nhưng tướng sĩ  đã can ngăn, cùng nhau phá vòng vây  chạy ra huyện Tam Nông, rồi Cẩm Khê  (Phú Thọ). Từ đó bắt đâu cuộc kháng  Tay Bắc, từ Phú Thọ lên Yên Bái Sơn  La, Lai Châu, Lào Cai… do Nguyễn Quang Bích chỉ huy. Nghĩa quân nhiều nơi kéo vẻ hiệp lực..Thanh thế ngày một lớn. Năm 1885, khi vua Hàm Nghi bỏ kinh đô ra sơn phòng Hà Tĩnh và xuống chiếu Cần vương, Nguyễn Quang Bích được phong Lễ bộ Thượng thư, sung Hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần, tước Thuần trung, lãnh trọng trách tổ chức toàn bộ lực lượng chống Pháp Ở Bắc Kỳ. Trong hai năm 1885 – 1886, hai lân ông được vua Hàm Nghi cử đi sứ sang Vân Nam, Quý Châu để vận động sự giúp đỡ của triểu đình nhà “Thanh. Trở về nước, ông lại lãnh đạo nghĩa quân Tây Bắc, lợi dụng địa thế hiểm trở, tổ chức căn cứ địa chống Pháp lâu dài. Nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng, đánh lui nhiều đợt tấn công càn quét của giặc, gây cho chúng không ít thiệt hại về người và của. Đánh không được, thực dân Pháp dụ hàng, Nguyễn Quang Bích khẳng khái cự tuyệt : “Một chữ thú từ nay xin quý quốc đừng có nhắc lại nữa, xin đừng có khuyên bừa. Chúng tôi cam lòng chịu chết vì nghĩa vua tôi” (Thư trả lời quản Pháp). Tù cuối năm 1887, giặc xiết chặt vòng vây, nhiêu lần đánh úp vào căn cứ. Nghĩa quân thiếu lương ăn, phải luôn luôn dời chỗ, lùi sâu dần vào vùng núi. Tuy còn thắng được một vài trận lớn trong năm 1888, 1889, nhưng lực lượng nghĩa quân đã suy yếu đi rõ rệt. Đến cuối năm 1889, Nguyễn Quang Bích lại đau ốm liên miên, tình thế đã trở nên không thể cứu vãn được nữa. Ông định tiến hành một cuộc phản công lớn vào đầu năm 1890, song không kịp, Nguyễn Quang Bích đã mất ngày 15 tháng Chạp, nằm Kỷ Sửu, tức ngày 5.1.1890. Cái chết của ông là raột tổn thất lớn lao cho phong trào chống Pháp lúc nầy.

Đọc thêm  Giới thiệu truyện Thạch Sanh

Nguyễn Quang Bích để lại một số bài văn xuôi như Thư trả lời quân Pháp của Hiệp thống Bắc Kỳ quản vụ đại thần. Thuần trung tưởng Ngư yến Quang Bích, lên án dã tâm xâm lược của thực dân và thể hiện rõ ý chí quyết tử vì tổ quốc của mình. Các bài văn tế bạn bè, đồng chí đã hy sinh như Khốc Chu Thiết Nhai văn, Khốc Tún tương Nguyễn Khê Ông văn, Khốc Hiệp thống quản vụ đại thần văn… Đáng kể nhất là tác phẩm Ngư Phong thí tập, tập thơ viết trong thời kỳ ông chỉ huy nghĩa quân chống Pháp ở Tay Bắc từ 1884 đến 1889.

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Quang Bích

Ngư Phong thi tập gồm 97 bài thơ chữ Hán, thể ngũ ngôn, thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt và một bài trường thiên. Toàn bộ tập thơ đều xoay quanh đề tài kháng chiến : phần lớn là thơ lộ trình, ghi lại cảnh vật những nơi ông đã đi qua, những con người Ông đã gặp trên mọi nẻo đường kháng chiến, thơ cảm khái thời thế, thơ thời sự về cuộc sống và chiến đấu của nghĩa quân, thơ ký thác tâm sự, thơ thù tạc, điếu phúng.

Đề tựa tập thơ, Nguyễn Quang Bích viết: “Tôi không biết làm thơ, lại không hay làm thơ. Đấy là bản chất của trời sinh, không ai chối cãi được. Nhưng vì thời gian binh hỏa lưu ly, hoặc thấy vật mà sinh cảm tình, hoặc nhìn việc mà có ghi nhớ, hoặc lúc đi đường, lúc ở nhà khi đêm khuya vắng vẻ, ngọn đèn tàn mo, buồn bã lắm, mà không tự an ủi mình được, cảm xúc thì làm thơ, rồi lại cầm bút điểm duyệt ngay”. Ông không muốn coi đó là “việc làm thơ”, nhưng sức lôi cuốn của tập thơ lại chính là ở chỗ đó. Thơ Nguyễn Quang Bích thật đến mức đáng ngạc nhiên trong bối cảnh của một nền thơ cổ. Mgư Phong thi tập có thể coi như một cuốn nhật ký bằng thơ mà ở đó mọi cảm xúc cứ tuôn trào theo một nhu cầu tự nhiên của con người muốn sống thực với mình, và muốn giãi bày với mọi người tất cả những gì mình cảm nhận và suy nghĩ từ cuộc đời. Giọng thơ Nguyễn Quang Bích bao giờ cũng nhỏ nhẹ, tâm tình, ngay cả khi nói chí hay khi luận bàn thế sự, dường như lòng lại tự nhủ lòng mà thôi. Ngư Phong thí tập là một tập thơ dạt dào cảm xúc của một bậc thí nhân – nho tướng, cảm xúc trước việc đời, trước thiên nhiên và trước con người.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Vạn Hạnh

Thơ Nguyễn Quang Bích bộc lộ trước hết một tấm lòng tận trung báo quốc. Khí phách ấy, cái hùng tâm tráng chí ấy, Nguyễn Quang Bích ít nói thành lời, nhưng nó tràn ngập tập thơ Ngư Phong. Bao nhiêu gian nan trên những chặng đường hành quân kháng chiến, bao đêm dài lữ thứ trần trọc suốt năm canh nơi quán trọ bên đường, bao nỗi lo toan trăn trở về quân cơ… Rồi nỗi đau xót khi bạn bè đồng chí hy sinh (Viếng Thiết Nhai), nỗi nhớ cháy lòng vẻ một miền quê thân yêu xa cách (Mong về)… “Lắm nỗi ưu tư dễ bạc đâu” (Đớm lữ tứ), nhưng dẫu thế ông vẫn không nỡ lòng “chỉ lo bảo toàn lấy thân mình”. Có những lúc nào đó Nguyễn Quang Bích nói đến nỗi sầu, nỗi đau, như nỗi sầu của người lữ khách trong một đêm mưa giữa rừng già (Đêm lữ thứ), nỗi cô đơn trong chén rượu uống một mình bên bờ suối (Ngồi trên đá uống rượu một mình), nỗi nhớ nhà nhân một ngày giỗ cha, nỗi đau đớn thất vọng vì “nửa đời sự nghiệp hóa thành không” (Mong về)… Cái giai điệu sầu ấy chẳng qua cũng chỉ là tiếng đồng vọng của một thời đại khổ đau của dân tộc, vào những năm cuối TK XIX. Đó cũng là sự day dứt khôn nguôi của một chí lớn không thành.

Thơ Nguyễn Quang Bích còn bộc lộ một tấm lòng đôn hậu, một tình cảm đằm thắm đối với cảnh vật và con người Tây Bắc. Có thể xem Nguyễn Quang Bích là một nhà thơ đầu tiên đã khai phá đề tài Tây Bắc. Chưa bao giờ trong văn thơ cổ Việt Nam, giải biên thùy rộng lớn phía tây bắc của tổ quốc, nơi vẫn bị coi là “ma thiêng nước độc”, “rừng xanh núi đỏ”, “lam chướng ghìn trùng”… lại chiếm lĩnh trong một tập thơ đậm đặc đến như thế (gần một nửa số bài trong tập thơ). Cảnh vật Tây Bắc hiện lên trong thơ Nguyễn Quang Bích như một bức tranh hoành tráng, phảng phất phong vị thơ Đường, nhưng lại là một cái gì rất riêng, rất lạ của nơi cảnh vật hoang dã, +guyên sơ, được cảm nhận bởi một tâm hồn thi sĩ và được vế đại bởi một ngọn bút tài hoa. Tây Bắc đẹp vẻ đẹp hùng vĩ của núi cao, thác dữ, sông sâu. Tây Bắc cũng nên thơ với những nét vẽ mềm mại, những khám phá kỳ thú của thi nhân. Cảnh vật dường như sinh động và đâm ấm hẳn lên nhờ cảm xúc tràn đẩy của con người. Bởi thế, đọc Ngư Phong thi tập không có cảm giác choáng ngợp, ghê rợn trước cái thâm nghiêm, bí ẩn của chốn rừng già hoang sơ, mà chỉ tràn ngập một tình cảm thẩm mỹ trong sáng, cao khiết, những rung động chân thành trước cái đẹp và những ý tình sâu lắng mà con người muốn gửi gắm ở cảnh vật thiên nhiên. Con người Tây Bắc trong thơ Nguyễn Quang Bích là những người Nùng, người Dao, người Mèo, người Thái đã từng chở che, nuôi dưỡng và sát cánh chiến đấu với nghĩa quân của ông. Dù là lang đạo, thổ ty hay những người nông dân bình thường, họ cũng đều là những con người thuần hậu, chất phác và giàu lòng vị nghĩa. Ông quan miền xuôi này đến với họ bằng tất cả tấm lòng đôn hậu, cảm thông và thân thiết, hoàn toàn không có một chút kỳ thị chủng tộc nào. Ông trân trọng những phong tục tập quán và tâm hồn chất phác của họ : “Không chuộng văn hoa, còn giữ lề thói chất phác xưa. Ông thích thú quan sát một phiên chợ vùng cao với những sắc thái riêng biệt của nhiều dân tộc (Phong tực nơi biên ải). Cho đến cả một tiếng trẻ khóc, một tấm  giấy của đồng bào Mèo (Hmông), làm còn thô cứng, một tiếng gà gáy trên đầu ngọn cây… cũng đều có sức rung động tâm hồn ông quan – thi sĩ này. Thật là một tình cảm đẹp hiếm thấy hoặc hầu như chưa hề thấy trong văn thơ cổ Việt Nam, khi mà tư tưởng phong kiến đang còn thống trị nặng nể, hai miền xuôi ‘ngược còn quá cách biệt, con người và cuộc sống của các dân tộc ít người còn ít được khám phá. Ngư Phong thỉ tập quả thật có giá trị nhân văn to lớn.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Quách Tấn

Thơ Nguyễn Quang Bích đến với chúng ta tuy có sự cách bức về ngôn ngữ, văn tự, nhưng lại gần gũi về những cảm xúc rất chân thực và rất đậm tình người. Ngồi bút Nguyễn Quang Bích là một ngòi bút họa sĩ tài ba. Bằng khả năng cảm thụ tỉnh tế, bằng những nét vẽ khi gân guốc, hoành tráng, khi mềm mại, uyển chuyển, bằng sự phối hợp tài tình các cấp độ ánh sáng và sắc màu, các đường nét và âm thanh, không lệ thuộc vào những quy tắc ước lệ, cách điệu của văn chương thời trung đại, ông đã tạo dựng được những bức tranh thiên nhiên chân thực, sống động và gợi cảm. Giọng thơ Nguyễn Quang Bích là một giọng thơ trữ tình sâu lắng, có lúc thủ thi tâm tình, có lúc sầu tư bị thiết, có lúc đanh thép kháng khái.

Trong dòng thơ văn yêu nước nửa cuối TK XIX, Nguyễn Quang Bích là một trong những cây bút đặc sắc, tiêu biểu cho bộ phận văn thơ của các sĩ phu Cần vương chống Pháp.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top