Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Quý Tân (1811 – 1856)
Nguyễn Quý Tân, nhà thơ Việt Nam, việu là Đỉnh Trai, biệt hiệu là Tản Liên Đình cư sĩ. Ông người làng Thượng Cốc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Ông sinh năm 1811 và mất năm 1856. Thuở nhỏ, ông nổi tiếng là người hay chữ. Năm 29 tuổi (1840), ông trúng tuyển thi hương. Năm 1842, dưới triều Thiệu Trị, dự thi hội và thi đình, ông . trúng Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân nên thường gọi là Nghè Tân. Được sơ bổ chức Trí phủ nhưng ông chỉ đếnnhiệm sở được vài tháng. Vốn thích sống phóng khoáng, không chịu sự ràng buộc nên ông đã từ quan rồi đi ngao du đây đó, kết bạn thơ để xướng họa ; thỉnh thoảng làm thơ châm biếm bọn quan tham, lại những. Những bài thơ này được truyền miệng rộng rãi cùng với một số giai thoại về Nghề Tân. Tương truyền, có lần vua Thiệu Trị vời vào Kinh giao cho làm thuộc viên một bộ nhưng ông chỉ nhận làm thanh tra quan lại ở Bắc Kỳ. Ông thường ăn mặc giả dạng học trò lân la đến các phủ, huyện ly điều tra bọn quan lại. Ông rất thích uống rượu, ngâm thơ và hát xướng.
Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Quý Tân
Về tác phẩm, theo Lược truyện các tác gia Việt Nam (Trần Văn Giáp, NXB Sử học, H, 1962) thì ông có Thúy Liên thi tập, nhưng đã thất truyền. Nay còn lại mấy bài thơ Nôm đăng trong Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên là Đèn kéo quản, Vịnh chỉm bồ câu, Hậu Trung thu vọng nguyệt (Xem trăng ngày 16 tháng Tám), Núi đá chẹt.
Trong số thơ trào phúng đã biết được, bài Đèn kéo quân và bài Vịnh chim bỏ cảu, phần nào khắc họa được phong cách trào phúng đả kích của Nghè Tân. Ông xếp “một lũ quan” cũng là “một lũ ăn mày” (Đèn kéo quản) không hơn không kém. Hơn nữa, khi đã nhập vào giới quan trường là đã rơi vào cạm bẫy danh và lợi khó thoát ra được ; và hiểm nguy luôn luôn chực sẵn bên mình “Đừng cậy lồng son cùng ấm sứ, Có ngày thớt nghiến với dao phay !” (Vịnh chim bồ câu). Lúc viết bài Núi đá chẹt ngòi bút ông Nghè lại chuyển sang phong cách trào lộng dí dỏm. Có lẽ mọi người ưa thích và truyền tụng thơ ông còn bởi lời thơ hết sức tự nhiên, chải chuốt, không chút gò gẫm như xuất khẩu thành chương vậy.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác