Trang thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát (49 bài thơ)

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát

Trang thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát (49 bài thơ)

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát

Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát sinh ngày 30. 10.1950. Quê gốc : xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Bà tốt nghiệp Trường đại học Điện ánh Matxcơva, từng là: diễn viên rồi biền kịch, xưởng trưởng xưởng phim Thanh thiếu nhi, Hãng phim truyện Việt Nam. Hiện nay là Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam. Bà là Ủy viên BCH Hội văn học Hà Nội (1990-1995), hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1990), Ủy viên BCH Hội điện ảnh Việt Nam (từ 8.1995) và là Trưởng ban lý luận phê bình của Hội.

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát

Tác phẩm : Trái cam vàng (thơ, in chung – 1973), Thơm hương mái tóc (thơ, in chung – 1982), Nhớ và khát (thơ, 1984), Ngôi nhà san cơn bão (thơ – 1990), Bài ca số phận (thơ – 1993), Hai lân sống một mình (tiểu thuyết – 1990), Người muôn năm cÑñ (truyện ngắn – 1994), Thơ tình chọn lọc (thơ, in chung – 1996), Bảng khuảng chiêu (thơ – 2000). Bà được nhận giải khuyến khích cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1973-1974.

Nguyễn Thị Hồng Ngát tuy xuất thân là diễn viên rồi lập nghiệp ở ngành điện ảnh nhưng được bạn đọc biết đến là một nhà thơ nữ có bản sắc riêng. Trong sách Các nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Hội nhà văn, H, 1997, bà tâm sự : “Từ nhỏ, tôi đã thường bị bố mẹ quở mắng là nghịch như con trai. Tôi mê xem phim, xem kịch đến nỗi người đang sốt hầm hập cũng chẳng chịu ở nhà. Không có tiền mua vé thì phải “trốn” bằng được để vào bãi ngồi xem. Vào được bãi rồi, thì nhiều khi lại ngồi quay lưng lại phía màn ảnh nhìn chăm chăm vào luồng ánh sáng phát ra từ máy chiếu như cố tìm bí mật của khuôn hình… . Hoặc với sân khấu thì lại thích nhòm vào cánh gà nhiều hơn là ngồi xem chính diện…”. Có lẽ với bản tính hơi lạ kỳ ấy mà Hồng Ngát đến với thơ mặc dù nghề nghiệp chính vẫn là sân khấu và điện ảnh. Thơ bà viết về quê hương với bao thân thiết mượt mà : “Con gái Hưng Yên cũng rất nặng lòng, Ai về Hưng Yên chưa xa đã nhớ… Con sái Hưng Yên cũng không khó bảo, Nên trai tỉnh nào cũng ngất ngơ say” (Thơ vui về con gái Hưng Yên) hoặc “Con đò bạn với dòng sông, Mái chèo đã gác, niềm mong cũng ngừng, Thơ ơi như thể chưa từng, Quen nhau ngày ấy nỗi mừng hôm nay (Mưœ đã rơi vào mắt em). Nhưng thơ Hồng Ngát đâu chỉ có một chiều thương nhớ, mà trong thơ còn có những phát hiện bất ngờ. Trong Một chút mơ ta thấy bà là nhà thơ nữ của những đam mê tột cùng. Mộng và mơ của người thi sĩ quả là không cùng, không giới hạn cho dù đã “Hết lâu rồi tuổi hò hẹn đôi ta, Con đã lớn – chúng nên chồng, nên vợ, Nhưng em vẫn như người mắc nợ, Cứ xốn xang khi mỗi độ xuân về”. “Anh đừng cười, em là kẻ đam mê, Dẫu bé nhỏ trước mênh mông trời đất, Vòng tay em vẫn muốn ôm thật chặt, Xuân ơi xuân – gần thế kỷ vẫn xa vời”. Đọc những ý tưởng này lại chợt nhớ đến nhà thơ tình Xuân Diệu khi mà ông viết: “Gần thêm nữa, thế vẫn còn xa lắm”.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Thúy Bắc

Tình yêu mùa xuân, tình yêu cuộc sống giúp bà vượt nhiều sóng gió chông gai, vững vàng trên con đường sự nghiệp. Trong số các nhà thơ nữ hiện đại, Hồng Ngát vẫn là một nhà thơ trữ tình đầm thắm. Thơ bà không chút khoa trương, song đem lại cho người đọc sự cảm nhận sâu xa như trong bài thơ viết vẻ Tây Hồ : “Có điểu gì lạ lắm, Như là ai gọi ai” hoặc trong Bài thơ tháng Ba với 2 câu kết với dấu chấm hỏi : “Tấm lưới nào giăng bẫy, Con thú nào hớ hênh ?”. Có lẽ đó chính là niềm đam mê cuộc sống của người đàn bà từng trải, đang thức dậy, đang đi tới.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top