Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Thụy Kha
Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, sinh ngày 7.10. 1949. Quê gốc : Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng. Nguyễn Thụy Kha đã tốt nghiệp Đại học ngành Kỹ thuật. Ông là kỹ sư thông tin phục vụ trong quân đội. Từ năm 1980 đến 1990, ông theo học Trường viết văn Nguyễn Du, làm cán bộ tuyên huấn trong quân đội. Từ năm 1990 đến nay, ông là nhà báo. Nguyễn Thụy Kha đã được Giải B cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1982, Giải thưởng Lê Quý Đôn của UBND tỉnh Thái Bình, Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm của UBND TP Hải Phòng và Giải thưởng Hội giao lưu văn hóa Việt – Nhật năm 1992 cho phim chân dung văn học về Trạng Trình.
Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha
Tác phẩm đã xuất bản : Hương nắngtiếng chỉm (thơ, in chung – 1982), Sóng nhà đêm biếc tôi yêu (thơ, in chung – 1986), Những giọt mưa đồng hành (thơ, in chung – 1987), Mắt thời gian (thơ – 1988), Lúc ấy – biển (thơ – 1989), Văn Cao – người đi dọc biển (tập truyện – 1992), Hàn Mặc Tử – thí sĩ đông trình (tập truyện – 1993), Không màa (thơ – 1994), Một lần thơ trẻ (truyện ngắn – 1994), Văn Cao – cuộc đời và tác phẩm (biên soạn – 1995).
Đời thơ Nguyễn Thụy Kha bắt đầu cùng với đời lính. Chỉ từ khi gia nhập quân đội, người kỹ sư thông tin Nguyễn Thụy Kha mới thật sự yêu thích làm thơ, đặc biệt là trong những năm tháng Nguyễn Thụy Kha cùng đồng đội tham sa chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị. ng sáng tác thơ khá đều đặn, nhưng thực sự được chú ý khi được Giải nhì cuộc thi thơ của báo Vấn nghệ năm 1981 – 1982. Thơ Nguyễn Thụy Kha có sắc thái riêng, mới mẻ và lấp lánh dáng vẻ của một đời sống vừa xa xôi, vừa gần gũi. Tập thơ (Mất thời gian – 1988), vừa có chất mơ mộng, ngơ ngác của thi sĩ, lại vừa có những nét suy tư, day dứt của người ưa triết lý. Cảm xúc của tập thơ trải ra trên nhiều mảng đề tài : chiến tranh và tình yêu, kỷ niệm và hy vọng… Ở tập thơ Không màu (1994), cảm hứng của nhà thơ tập trung vào một chủ đề duy nhất : thương nhớ và tôn vinh một số nhà thơ, nhà văn là những gương mặt tiêu biểu của nền văn học nước nhà từ cổ điển đến hiện đại. Có khi chỉ bằng đôi nét chấm phá, thần thái và phong cách của một nghệ sĩ nào đấy đã được khắc họa rõ nét trong bài thơ. Thơ Nguyễn Thụy Kha sắc, ít chú ý gọt giữa câu chữ. Nó gây được ấn tượng là nhờ vào chính điệu nhạc nội tại của câu thơ. Khi thiếu đi điệu nhạc đó, thơ trở nên khô khan như là viết bởi kỹ thuật. Điệu nhạc riêng đã tạo nên sự độc đáo, mới mẻ trong thơ Nguyễn Thụy Kha : “Người lính đi – Đi qua thành phố – Mưa và anh là bạn đồng hành”. Nhưng giọt nưa đồng hành là bài thơ tiêu biểu cho giọng điệu thơ Nguyễn Thụy Kha. Khi mới xuất hiện nó đã được đánh giá cao và ghi một dấu ấn quan trọng trong đời thơ Nguyễn Thụy Kha.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác