Zen in the Art of the Bullet Journal | by Lance R. Fletcher | Medium

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Tông Quai

Zen in the Art of the Bullet Journal | by Lance R. Fletcher | Medium

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Tông Quai (1693 – 1767)

Nhà thơ Nguyễn Tông Quai, húy là Oản, tự là Quai, hiệu là Thư Hiên. Quê gốc : làng Sâm, xã Phúc Khê, huyện Ngự Thiên, sau đổi là Hưng Nhân, nay là xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Từ nhỏ, ông đã theo cha mẹ lên sống ở kinh thành Thăng Long, từng làm Giám sinh trường Giám và theo học Thám hoa, đình nguyên Vũ Thạch, một bậc thấy nổi tiếng đương thời. Nguyễn Tông Quai đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ khoa Nhâm Dân, niên hiệu Bảo Thái năm thứ 2 (1721) đời Lê Dụ Tông. Sự nghiệp chính trị của Nguyễn Tông Quai được chính sử nhắc đến nổi bật nhất là trên lĩnh vực ngoại giao. Năm 1734, ông tham gia đón sứ Thanh sang sắc phong. Năm 1742, ông lãnh chức Phó sứ cùng Chánh sứ Nguyễn Kiểu sang Thanh, chuyến đi này kéo dài 3 năm. Cuối năm Định Mão 1747, ông lại được cử làm Chánh sứ, cùng các Phó sứ Nguyễn Thế Lập, Trần Văn Hoán sang Thanh, sau khi về nước được thăng Tả thị lang bộ Hộ, sau bị dèm pha giáng xuống làm việc ở Viện hàn lâm. Sự nghiệp chính trị của Nguyễn Tông Quai .cũng có thể xem là tương đối dài và lắm: gian truân. Ông làm quan khoảng trên 30năm, trải 5 đời vua, 3 đời chúa, ít nhất hai lần bị biếm trích, có lần bị giáng làm dân thường. Đương thời Nguyễn Tông Quai nổi tiếng là nhà khoa bảng có tiết tháo, tâm huyết, không a phụ bọn quyền gian. Nguyễn Án trong Tưng thương ngấu lục viết về ông : “Tính ông ngay thẳng mà ghét sự tà khúc, không chịu kiêng tránh gì cả”. Hồ Sĩ Đống trong bài tựa Sứ hoa tng vịnh cũng nhận xét : “Tiên sinh giữ đạo chính, ghét kẻ tà, tuy bị kẻ hằn thù vu cáo mà bị tội, song lúc tiên sinh trở về vườn thì danh vọng lại càng trọng”.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Bùi Hiển

Trong lĩnh vực giáo dục, Nguyễn Tông Quai cũng có đóng góp lớn. Ông đã góp phần đào tạo nên người học trò xuất sắc, nhà bác học của TK XVIII và của cả thời trung đại, đó là Lê Quý Đôn. Nhiều học trò khác của ông cũng đỗ đại khoa, trong đó có Đoàn Nguyễn Thục, cha của Đoàn Nguyễn Tuấn và là nhạc phụ của thi hào Nguyễn Du.

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Tông Quai

Đóng góp hết sức to lớn của Nguyễn Tông Quai đối với dân tộc chính là trong lĩnh vực văn học. Ông đóng góp với văn học trung đại nói chung và văn học TK XVIHI nói riêng trên nhiều phương diện khác nhau.

Về tác phẩm viết bằng chữ Nôm, có Sứ trình tân truyện, gồm 670 câu lục bát. Tác phẩm ghi lại hành trình của chuyến đi sứ 1742, khởi đầu nói việc sứ đoàn lên đường và kết thúc khi trở về Tổ quốc. Trong các tác phẩm viết về để  tài đi sứ, ký thơ Nôm Sứ trình tân truyện của Nguyễn Tông Quai là một hiện tượng độc đáo. Trước ông, thấy có nói đến các tác phẩm như Ấm Lăng ký  bằng quốc âm của Đỗ Cận TK XV, sáng tác khi đi sứ sang Minh, nhưng văn bản đã thất truyền từ lâu. TK XVI có Hoàng Sĩ Khải viết Sứ trình khúc và Sứ Bắc quốc ngữ thỉ tập, nhưng cũng đều đã thất truyền, không rõ đó có phải là các tác phẩm Nôm đích thực hay không. Trong tình hình thơ đi sứ còn thiếu vắng những tác phẩm Nôm như vậy, Sứ trình tân truyện đã đưa Nguyễn Tông Quai vào vị trí nhà thơ đầu tiên dùng Nôm viết về đề tài đi sứ. đề tài mới này lại được thể hiện ở một thể loại cũng rất mới, đó là dùng thể ký bằng thơ quốc âm, dẫu rằng tên tác phẩm là tân truyện. Sứ trình tân truyện là một thể nghiệm thành công. Tác phẩm được nhiều người đánh giá là áng thơ đẹp, tứ thơ văn nhã, tài hoa, âm điệu hài hòa, lời thơ trau chuốt, trong sáng, đánh dấu bước phát triển mới về ngôn ngữ văn học. Trong tập thơ, tác giả còn chép xen vào đó 8 bài thơ Nôm Đường luật, bài nào cũng đẹp một cách điển nhã.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Trần Mai Ninh

Ngoài Sứ trình tân truyện, Nguyễn: Tông Quai còn tác phẩm Nôm nổi tiếng khác là Wgữ luán tự (Thuật bày ngũ luân), gồm 646 câu thơ song thất lục bát. Tác phẩm này diễn năm quan hệ luân thường quan trọng của nho gia (5 quan hệ luân thường gồm : vua – tôi, cha – con, anh – em, chồng – vợ, bạn – hữu), lấy dẫn liệu ở kho Hán học, với mục đích nêu gương những người đã xử lý tốt năm mối quan hệ đó để giáo huấn người đời. Trước Nguyễn Tông Quai, một số người đã làm việc diễn ca kinh truyện, thuật bày nghĩa lý như Phùng Khác Khoan, Đặng Thái Phương… nhưng phần nhiều đã thất truyền. Việc Nguyễn Tông Quai dùng thể song thất lục bát diễn ca ngũ luân là hiện tượng đáng lưu ý. Cả hai tác phẩm Nôm của ông, Sứ trình tân truyện và Ngũ luân tự đều phản ánh một xu thế Việt hóa, “Nôm hóa” các yếu tố văn hóa gốc Hán đang diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn đầu TK XVHI và còn diễn ra mạnh mẽ hơn ở nửa sau của TK XVHI. Trong xu thế ấy, Nguyễn Tông Quai là một trong những người tiên phong.

Về sáng tác chữ Hán, hậu thế còn biết đến tập thơ Sứ hoư từng vịnh mà Nguyễn Tông Quai là một trong các tác giả. Tập thơ gồm những bài sáng tác trên đường đi sứ. đề tài là những cảnh quan, phong thổ, nhân vật, di tích…. gặp trên đường đi sứ từ Thăng Long đến Yên Kinh cùng nỗi niềm xa nước, nhớ quê và tấm lòng trung quân ái quốc. Văn bản tác phẩm này khá phức tạp. Nó có tiền, hậu tập và là tác phẩm của hai – người, Nguyễn Tông .Quai và Nguyễn Kiểu. Tác phẩm có cả thảy trên 200 bài thơ. Sứ hoa tùng vịnh đã làm cho tài thơ của Nguyễn Tông Quai nổi danh cả trong và ngoài nước. Tác phẩm còn ghi ở các tập thơ vịnh sử trước đó. Ông không chỉ vịnh các đế vương danh tướng nổi tiếng mà còn quan tâm bày tỏ lòng cảm thương đối với những kiếp người chịu nhiều oan nghiệt, bị phẫn, chẳng hạn như Hạng Vũ, Hàn Tín, nàng Vương Cơ (người bị Lã Hậu vì ghen mà giết hại dã man) hay đám cung nữ nhà Hán hy sinh vì chúa… Nguyễn Tông – Quai không đem cái đạo lý chính thống để án, để luận về các nhân vật lịch sử mà ông thiên về bày tỏ sự đồng tình, chia sẻ, hay xót thương cho số phận những con người thời quá vãng. Ông làm thơ vịnh sử để di dưỡng tính tình, để ngôn chí, giáo huấn (hì ít, mà để bày tỏ tình cảm thì nhiều. Điểm mới đó trong thơ vịnh sử của Nguyễn Tông Quai cũng là xu hướng chuyển biến chung của văn học TK XVIH. Cảm hứng nhân văn ở văn chương Nguyễn Tông Quai đã rất đậm. Cái mới mẻ trong thơ của Nguyễn Tông Quai diễn ra cả về phương diện nội dung và hình thức, không phải chỉ đến ngày nay mới được chúng ta phát hiện ra mà ngay các nho sĩ đương thời cũng đã nhận thấy và nói về điều đó!

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Chu Mạnh Trinh

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top