Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, sinh ngày 25.8.1947. Các bút danh khác: Cẩm Ly, Nguyễn Vũ Trọng Thi, Nguyễn Vũ Bảo Chi, Vũ Kim Thanh, Nguyễn Trọng, Tao Ngu Tử,… Quê gốc : làng Tràng Khê, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Trong chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Trọng Tạo nhập ngũ, lầm Đoàn trưởng Đoàn văn công xung kích thuộc Quân khu IV. Sau năm 1975, ông về Hà . Nội, tham gia trại sáng tác của quân đội, rồi theo học Trường viết văn Nguyễn Du (khóa I). Năm 1988, ông về công tác tại Hội văn nghệ Bình Trị Thiên. Hiện công tác tại tạp chí Âm nhạc.
Tác phẩm nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
Tác phẩm chính : Tình yêu sớm (thơ – 1974), Gương mặt tôi yêu (thơ, in.chung – 1974), Con đường của những vì sao (trường ca – 1981), Tình ca người lính (trường ca – 1984), Sóng nhà đêm biếc (thơ, in chung – 1984), Làng quan họ quê tôi (ca khúc – 1984), Khoảnh khắc thời bình (truyện ngắn – 1987), Miễn quê thơ ấu (truyện – 1988), Sóng thủy tinh (thơ – 1988), Gửi người không quen (thơ – 1989), Cư sĩ mùa hè (truyện vừa 1990), Đồng dao cho người lớn (thơ 1994), Thơ trên máy chữ và tấn mạn thời tôi sống (thơ – 1995), Tình khúc bốn mùa (nhạc – 1997), Văn chương cảm vẻ luận (tiểu luận phê bình – 1998).
Nguyễn Trọng Tạo yêu say văn học từ nhỏ. Bài thơ đầu tay được viết khi ông mới: 14 tuổi. Nhưng ông chỉ thực sự được khẳng định cùng với thế hệ các nhà thơ chống Mỹ. Ông viết văn, làm báo, viết phê bình văn học, vẽ bìa sách, soạn nhạc… nhưng trước hết và chủ yếu là làm thơ. Chiến tranh và người lính là mảng đề tài quen thuộc trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, đặc biệt ở giai đoạn sáng tác từ 1974 đến 1984. Trong âm hưởng chung của thơ chống Mỹ, ngay ở những tập thơ đầu : Tình yêu sáng sớm, và Gương mặt tôi yêu, thơ: Nguyễn Trọng Tạo đã có đôi nét riêng ở cách cảm xúc, ở khả năng phát hiện thông minh và những tứ thơ lạ. Tuy nhiên, phải sau 1975 với hai trường ca : Con đường của những vì sao và Tình ca người lính, Nguyễn Trọng Tạo mới bộc lộ được rõ bản sắc riêng. Trường ca Con đường của những vì sao (còn có tên là Trường ca Đồng Lộc) với trên hai ngàn rưởi câu thơ đã tái hiện chân thật hiện thực chiến tranh trong chiều sâu mới, thông qua việc khắc họa. Tâm trạng, số phận của những con người đi qua chiến tranh. Kết hợp nhuần nhị giữa cái tôi tự sỰ và cái tôi trữ tình, trường ca Tình ca người lính đã dựng được chân thực và cảm động hình tượng người lính với những diễn biến tâm trạng tình cảm riêng của họ trong những thử thách nghiệt ngã suốt dọc cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ và dai dẳng. Thơ khơi vào nỗi niềm, vào chiều sâu nhân bản, do vậy có sức lay động thấm thía.
Nét riêng của thơ ông trước hết ở sự đan xen hòa quyện nhuần nhị giữa thế sự với tâm tình riêng. Trong vẻ “thản nhiên, nhẹ nhàng và dễ dàng”, thơ ông nói được những điều lớn lao và sâu xa của cuộc sống thế sự. Và sau: vẻ “thản nhiên” ấy của thơ là những ưu tư, trăn trở da diết của nhà thơ về cuộc đời với “Bao nhiêu câu hỏi” mà “câu trả lời thật không dễ dàng chỉ” như nhà thơ Vũ Cao nhận xét : “Ngòi bút anh thoải mái với những điều không phải dễ nói ra”.
Cùng với thơ, Nguyễn Trọng Tạo còn viết văn xuôi. Tập truyện ngắn Khoảnh khắc thời bình, đặc biệt tập truyện Miền quê thơ ấu đã biểu hiện nét riêng và cũng là thành công của Nguyễn Trọng Tạo trong văn xuôi với lối viết giàu cảm xúc, đậm chất thơ. Nguyễn Trọng Tạo cũng đã thể nghiệm và thành công với sáng tác âm nhạc. Ông là tác giả của hàng chục ca khúc, từng đoạt nhiều Giải thưởng về âm nhạc và có những nhạc phẩm xuất sắc, được công chúng hâm mộ được biệt yêu thích như Làng quan họ quê tôi. Một tài năng đã dạng như ông quả còn hiếm trong thế hệ những cây bút cùng thời.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác