Close-up of Pen on Table · Free Stock Photo

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Ức

Close-up of Pen on Table · Free Stock Photo

Tư liệu nhà thơ Nguyễn Ức

(? – ?, khoảng TK XIII-XIV)

Nhà thơ Nguyễn Ức, hiệu là Lan (Giản) Trai, chưa rõ quê quán và năm sinh, năm mất. Chỉ biết ông sống vào khoảng TK XII – XIV, từng làm quan ở Viện hàn lâm dưới triều Trần Minh Tông (1214- 1329). Ông cũng là bạn văn chương của Văn Huệ Tông Trần Quang Triều (1286 – 1325) – người đứng đầu thị xã Bích Động – và Nguyễn Sưởng.

Tác phẩm của Nguyễn Ức hiện còn 20 bài thơ chữ Hán chép trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục, gồm 4 bài tứ tuyệt, Í bài tứ tuyệt liên hoàn, II bài: thất ngôn bát cú. Theo một số nguồn thư tịch, ông còn có công biên soạn tập thơ Cúc Đường di thảo của Trần Quang Triều, nhưng nay đã thất lạc.

Tác phẩm nhà thơ Nguyễn Ức

Sống vào giai đoạn thịnh – văn Trần và đã từng tham gia chính sự, có thể nói thơ Nguyễn Ức tiêu biểu cho tâm trạng kẻ sĩ một thời. Ở đây, có một số bài thơ vẫn bộc lộ mối quan tâm tới thời cuộc, mong ước thời thịnh trị “vua sáng tội hiền hoặc thể hiện niềm trân trọng những người đi sứ lo toan việc nước qua các bài như Đại tạ ngưh tứ mặc họa lòng (Thay người tạ ơn vua ban cho bức  tranh rồng thủy mặc), Tống nhân Bắc hành (Tiễn người đi phương Bắc), Tổng thị thân Mạc Đĩnh Phu sứ Nguyên (Tiên thị thân Mạc Dĩnh Phu đi sứ nhà Nguyên)… Đôi khi lại có bài thơ như Tống Cúc Đường chủ nhân chinh Thích Na (Tiên Cúc Đường chủ nhân đi đánh giặc Thích Na), làm sống lại âm hưởng hào khí Đông A : “Cổ giốc lệnh nghiêm chiên trướng dạ, Cung đao thanh động Ngọc Sơn thu, Dã phần vạn táo mãn yêu tản, Khoáng hiệp tam quân sĩ khí trù…” (Hiệu lệnh trống còi nghiêm ngất nơi màn trướng ban đêm, Tiếng cung đao vang động miền Ngọc Sơn giữa mùa thu, Muôn liếp giữa xóm Mường, khói lên lan tỏa, Ba quân đùm bọc, khí thế tràn đầy…).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Đào Duy Từ

Một mặt khác, thơ Nguyễn Ức cũng bộc lộ tâm trạng gián cách với đời sống quan trường, tự khẳng định một lối sống thanh cao, tao nhã. Có thể lý giải điều này bởi tâm thế xã hội, bởi chính Nguyễn Ứ đã gắn bó với thi xã Bích Động – một trường thơ thiên về lối sống ẩn dật, để cao sự hòa thuận với thiên nhiên. Ngoài ra, từ cái nhìn địa – văn . hóa có thể thấy thi xã đóng tại vùng Đông Triều – Quảng Ninh vốn gần cận nơi sơn thủy hữu tình, có phần xa cách nơi đô hội, nên cũng dễ khơi gợi tâm sự riêng tư, không có điều kiện thâm nhập vào những vấn đề lớn lao bức thiết đang đặt ra trước cuộc sống. Nhìn nhận trong xu thế chung, thơ Nguyễn Ức biểu cảm tâm trạng không mấy hứng khởi, bước đầu thấp thoáng nỗi buồn nản và phần nào cô đơn, hiu quạnh. Do đó thơ ông thể hiện sâu sắc tâm trạng kẻ sĩ trước thời cuộc, bước chuyển của thời thịnh vấn Trần.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top