Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Vỹ

Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Vỹ: Con người cách tân và nổi loạn

Tư liệu nhà thơ Nguyễn Vỹ

Nhà thơ có tên thật đồng thời cũng là bút danh Nguyễn Vỹ. Quê gốc: làng Tân Hội, sau đổi là Tân Phong, năm 1945 lại đổi là Phó Phong, huyện Đức  Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông theo học trường Việt – Pháp ở Quy Nhơn (1924 -1927), sau đó ra Hà Nội học ban tú tài. Năm 1934 ông xuất bản tập thơ đầu tiên gồm độ 30 bài thơ Việt và Pháp rồi cộng tác với các báo ở Hà Nội. Năm 1937, ông sáng lập tờ Việt – Pháp lấy tên là Le Cygne tức Bạch Nga. Báo bị đóng cửa và ông bị tù 9 tháng, bị phạt 3.000 quan. Năm 1939, ông xuất bản 2 cuốn sách chống bọn quân phiệt Nhật, và bị phát xít Nhật bắt giam ở ngục Trà Khê. Năm 1945, Nguyễn Vỹ ra khỏi tù sáng lập tờ 7ổ quốc tại Sài Gòn, ít lâu sau Tổ quốc bị chính quyền Sài Gòn đóng cửa. Sau đó, Nguyễn Vỹ lại cho xuất bản tờ Dán chủ ở Đà Lạt; rồi cũng bị chính quyền Bảo Đại đóng cửa. Mãi đến năm 1958, ông chủ trương ra Bán nguyệt san phổ thông, chú trọng nghệ thuật và văn học, tạp chí này được kể là uy tín nhất với làng báo miền Nam hồi ấy. Nguyễn Vỹ mất ngày 7.2.1971 trong một tai nạn xe hơi trên đường Sài Gòn — Tiền Giang.

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Vỹ

Tác phẩm : Tập thơ đầu (1934), Hoang vu(thơ – 1962), Đứa con hoang (tiểu thuyết – 1973), Hơi thiêng liêng (tiểu thuyết – 1956), Chiếc áo cưới màu. hồng (tiểu thuyết – 1956), Mồ hôi nước mắt (tiểu thuyết – 1966), Giây bí rợ (tiểu thuyết – 1956) và một số tập biên khảo chính trị xã hội khác.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà nghiên cứu Phan Huy Chú

Mặc dù ông viết nhiều thể loại, hoạt động nhiều lĩnh vực, nhưng người đọc vẫn coi ông là một kiện tướng thơ trên thi đàn những năm 1934 — 1945. Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Vỹ về mặt nội dung là ông dám phản ánh những điều cuộc sống có thật trong thơ. Bài Gửi Trương Tửu là bài thơ ông làm trong lúc say hoặc giả giọng say để nói thật vẻ thân phận nhà thơ An Nam, nhà văn An Nam trong xã hội trước 1945. Ông viết: “Nhà văn An Nam khổ như chó, Mỗi lần cầm bút nói văn chương, Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương, Rồi nhìn chúng mình hì hục viết, Suốt mấy năm trời kiết vẫn kiết, Mà thương cho tôi, thương cho anh, Đã rụng bao nhiêu mớ tóc xanh” thật đã tiếp nối và phát triển được cái ý thơ của Tản Đà viết trước đó : “Văn chương hạ giới rẻ như bèo, Kiếm được đồng lãi thật rất khó… Khi làm chủ báo lúc viết mướn, Hai chục năm dư cảnh khốn cùng”. Trong lúc Thơ mới lấy chuyện tình ái làm để tài thì  Nguyễn Vỹ làm thơ với một tâm hồn nhức tạp, kết tính bằng những gì uất ức, chát chua. Vì vậy mà thơ Nguyễn Vỹ có một nét độc đáo riêng. Về thơ Nguyễn Vỹ quả đã có nhiều ý tưởng những câu thơ trong các bài Hơi người  điên, Hai con chó, Trăng, Chó tù, Đêm trình v.v… Về mặt hình thức, mặc dù bị nhiều phản ứng, song Nguyễn Vỹ

Đọc thêm  Giới thiệu nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm

không ngớt tìm tòi. Ông là người để xướng thể thơ 12 chân nhằm diễn tả những hình tượng kỳ vỹ, hoành tráng, đề xướng thể thơ 2 chữ theo trường phái Bạch Nga, hoặc tạo nhạc trong thơ như trong bài Sương rơi, tạo hình đàn cò trắng đang vội vã bay về tổ trong bài Hoàng hôn, tạo dư âm buồn trong bài Tiếng chuông chùa, tạo hình thoi trong bài Mưa rào. Tất cả những cách tân ấy dù đã hoặc chưa được dư luận chấp nhận, song rõ ràng ông là người có tâm huyết cải cách hình thức trình bày câu thơ và là một tác giả có đóng góp cho sự phát triển của Thơ mới trước 1945. Ông là một nhà thơ có thực tài, dám trình bày một cách trung thực tư tưởng của mình, có cái nhìn thường xuyên vào thực trạng xã hội, thực trạng thảm họa của dân tộc với tình yêu đồng loại. Tiếng thơ của Nguyễn Vỹ là tiếng nói chân thành của một con người nghĩ đến quê hương. Ông cũng có đóng BÓP không nhỏ vào hình thức thể loại thơ ca Việt Nam từ trước 1945 đến nay. Trước sau ông cũng là một nhà thơ mang cái hồn dân tộc Việt Nam, mặc dù ông từng chịu ảnh hưởng của học vấn phương Tây khá rõ, là một trong số ít ỏi nhà thơ Việt Nam sáng tác thơ bằng Pháp ngữ trước 1945 và được in trong tập Tập thơ đầu (1934) của Ông độc đáo, nhiều câu thơ táo bạo.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà thiền học Trần Thái Tông

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top