Trang thơ Phan Đình Phùng - 潘廷逢 (14 bài thơ)

Giới thiệu nhà thơ, nhà chiến sĩ Phan Đình Phùng

Trang thơ Phan Đình Phùng - 潘廷逢 (14 bài thơ)

Tiểu sử nhà chiến sĩ Phan Đình Phùng

Nhà thơ, nhà chiến sĩ Phan Đình Phùng, có hiệu Châu Phong. Quê gốc: làng Đông Thái, nay là xã Châu Phong, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đậu Cử nhân khoa Bính Tý (1876), rồi đậu Đình nguyên Tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1877), làm quan đến chức Ngự sử trong kinh. Tính ông cương trực, khảng khái. Năm 1883. Ông lên tiếng phản đối việc Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế bỏ Dục Đức, lập Hiệp Hòa làm vua, nên bị cách chức đuổi về làng. Khi vua Hàm Nghi bỏ kinh thành ra sơn phòng Hà Tĩnh và xuống chiếu Cần vương (1885), Phan Đình Phùng đang cư tang mẹ nhưng vẫn hăng hái mộ quân kháng chiến, được giao chức Đồng suất các lực lượng nghĩa binh. Ông dựa vào địa thế hiểm trở vùng núi rừng hai huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh), lập căn cứ kháng chiến lâu dài, trở thành một thủ lĩnh xuất sắc của phong trào Cần vương văn thân. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân rất rộng, bao gồm cả hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần Quảng Bình, Thanh Hóa. Nghĩa quân đông, được tổ chức và giáo dục chu đáo, có những tướng tài như Cao Thắng phù trợ. Ông xây dựng căn cứ địa vững chắc để thủ hiểm, đồng thời kết hợp lối đánh du kích, tập kích các đồn giặc, diệt viện, chặn đường giao thông, làm cho quân giặc nhiều phen khốn đốn. Tiêu biểu là trận Vụ Quang (10-1894), quân Pháp bị tổn thất nặng nề. Ông duy trì cuộc kháng chiến tới gần 10 năm. Thực dân Pháp nhiều lần cho tay sai dụ dỗ, mua chuộc ông không được, chúng đã dùng cả những biện pháp dã man như khủng bố người thân, đào mồ mả tổ  tiên của ông để uy hiếp tinh thần nhưng ông vẫn không hề núng chí, một lòng một dạ chiến đấu đến cùng. Từ khoảng 1894-1895 trở đi, lực lượng nghĩa quân suy yếu dần. Phan Đình Phùng bị thương trong một trận đánh và sau đó mất ngày 28. 12.1895.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, thiển tăng Ngô Chân Lưu

Tác phẩm của nhà chiến sĩ Phan Đình Phùng

Thơ văn Phan Đình Phùng cho đến nay chưa sưu tầm được bao nhiêu, chỉ có một số bài thơ như Mồng một tết Mậu Tý (1888), Đáp hữu nhân ký thủ, Thắng trận hậu cảm tác, Kiến ngụy bình thi cảm tác, Phúc đáp.Hoàng Cao Khải, Lâm chung thời tác, Điếu Lê Ninh, Khốc Cao Thắng, Kính ký Hoàng Cao Khải thu, tất cả đều bằng chữ Hán. Qua thơ văn ông có thể thấy rõ tấm lòng tận trung báo quốc của một sĩ phu Cần vương. Vào những năm cuối thế kỷ XIX, trước bối cảnh chung của đất nước, các sĩ phu đã không còn mấy tin tưởng vào thắng lợi của phong trào Cần vương nữa. Nhưng vì đại nghĩa của dân tộc, vì “mạng vua ủy thác” cho việc lớn, vì tấm lòng những người ứng nghĩa, họ vẫn sẵn sàng hy sinh, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Phan Đình Phùng đã trả lời thư dụ hàng của Hoàng Cao Khải một cách kháng khái : “Chỉ vì nhân tâm đối với tôi như thế, cho nên cảnh nhà tôi đến nỗi hương khói vắng tanh, bà cơn xiêu dạt, tôi cũng chẳng dám đoái hoài”. “Một tấm cô trung” Ấy “đủ làm cho giặc sợ mất vía” (Đáp hiểu nhân ký – Đáp thơ người bạn gửi đến), nhưng đó cũng lại là mối bí thiết trong tâm hồn ông, bởi cái mặc cảm của con người trung nghĩa tự thẹn mình không đủ sức để xoay chuyển thời thế, để làm tròn trách nhiệm với vua, với nước :“Trách nhiệm càng cao, càng nặng gánh, Tướng môn riêng thẹn mặt anh hùng” (Lâm chung thời tác – Làm lúc sắp mất). Tiếng than đau xót Ấy của Phan Đình Phùng đã khép lại một thời thơ ca của các nhà nho trung quân ái quốc.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Thạch Lam

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top