Giới thiệu nhà thơ, nhà nghiên cứu Trịnh Hoài Đức (1765-1825)
Nhà thơ, nhà nghiên cứu Trịnh Hoài Đức, còn có tên là An, tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai. Tổ tiên ông ở tận tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông nội ông di cư sang Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn, sau dời vào Trấn Biên thuộc Lục tỉnh, nay là tỉnh Đồng Nai… Tuy vậy, ông vẫn được coi là người Minh Hương. Thuở nhỏ, cha mất sớm, mẹ ông đã gửi ông vào Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh) theo học danh sư Võ Trường Toản, người đạo cao đức trọng, đã từng vun đắp và đào tạo nhiều nhân tài cho Lục tỉnh. Khi Tây Sơn dấy binh vào chiếm Gia Định, ông chạy sang Chân Lạp, nay là nước Campuchia. Năm 1788, Nguyễn Ánh lấy lại được Gia Định, có tổ chức một kỳ thi để tuyển nho sinh, ông và Lê Quang Định ra ứng thí. Thi đậu, ông được sơ bổ vào Viện hàn lâm, sau đó ông được thăng dần lên đến Thượng thư bộ Lại, sung chức Phó tổng tài Quốc sử quán. Lúc còn học tại Gia Định, ông đã kết bạn thân thiết với Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh. Họ rất tương đắc nên về sau cùng nhau thành lập Bình Dương thị xã. Người Lục tỉnh quen gọi ba ông là Gia Định tam gia thì. Dưới triều Gia Long, một lần ông được cử đi sứ Trung Quốc.
Tác phẩm của nhà thơ, nhà nghiên cứu Trịnh Hoài Đức
Di sản thơ văn của Trịnh Hoài Đức để lại gồm có : Cấn Trai thi tập bao gồm thơ được ông sáng tác từ 1783 đến 1819. đã được khắc mộc bản và in ấn vào năm 1819. Bác sứ 0 tập được viết trong quá trình đi sứ Yên Kinh. Thơ ông đều viết bằng chữ Hán, nhưng trong tập thơ đi sứ ông có phụ thêm 18 bài thơ Nôm bát cú liên hoàn: Tác phẩm nghiên cứu của ông có Gia Định thành thông chí là một cuốn khảo cứu địa lý, lịch sử, nhân vật vùng đất Nam Bộ.
Gia Định thành thông chí được xem là cuốn địa chí đầu tiên về miền đất Lục tỉnh (tức Nam Bộ ngày nay), gồm có 6 quyển. Tác giả đã khảo sát khá công phu địa giới, núi sông, đất đai, cửa biển, sản vật… Về cư dân, ông ghi chép phong tục, tập quán, tính khí con người. Cái mà về sau được mệnh danh hào khí Đồng Nai cé lẽ được đúc kết từ bản lĩnh, phẩm chất cao quý và độc đáo của nhân dân Lục tỉnh là chân chất, phóng khoáng, cương trực, giàu chính nghĩa… đã được ông phân tích. Vào cuối thế kỷ XIX, bọn thực dân thống trị Pháp đã cho địch cuốn sách này ra tiếng Pháp và chúng coi Gia Định thành thông chí là một tư liệu quý !
Đề tài trong Cấn Trai thi tập khá phong phú, nhưng đáng lưu ý nhất là chùm thơ viết về các miền quê, đặc biệt là miền quê Lục tỉnh. Ở đây không có chuyện mất mùa thiếu đói. Qua cảnh đồng đất mênh mông, thiên nhiên hào phóng, Trịnh Hoài Đức như hòa vào niềm vui của bác thợ cày, của chị quay tơ, của ngư dân trên sông lạch. Những vần thơ về cảnh sinh hoạt khắp các vùng như những tiếng reo vui : “Được mùa lúa nở đòng to, sáng sớm trông thấy khắp đồng ruộng, Không phải như vua Thành Thang đời trước, ăn chay nằm mộng, cầu đảo ở rừng Tang (để cầu mưa)” (AI đêm ở Mỹ Tho), hay : “Quảy bầu đi, tỏ lời mừng điểm được mùa, Mấy bác thợ cày đội nón, khoác áo tơi tìm đến thuyền bán rượu” (Mùœ thu với người làm ruộng). Tác giả đành hẳn một bài Xã Quất ươm tơ tằm để miêu tả khá chính xác và sinh động ˆ việc ươm tơ : ba nồi ươm, đôi đũa quấy nước, người kéo sợi luôn tay, tơ vàng sặc sỡ, màu lửa cuộn khói, tiếng xa quay rào rào… để cuối cùng hạ câu kết bất ngờ : “Chính tay những người đàn bà ấy (ươm tơ dệt lụa) sẽ thêu những bức tranh để dâng lên bậc chí tôn”… Chưa hết, Trịnh Hoài Đức không quên ghi nhận nét độc đáo của khắp miền quê “Thân cây như lưng cô gái nhỏ… trên cành hoa nở, đầu cành quả đeo…” phải chăng đây là hình ảnh miệt vườn Nam Bộ về sau ? Trong thời gian sống trên đất Chân Lạp, tác giả không quên phi cảnh Biển Hồ mênh mông, bông hoa gạo bay tứ tung, dân vào “Hội nước” đánh trống đua thuyền…
Ngoài ra; Trịnh Hoài Đức còn viết những vần thơ Hoài nội (Nhớ vợ) đằm thắm tha thiết, lúc xa nhà thì “lòng riêng mộng tưởng hàng đêm”, và “Hối hận không ở nhà cùng vợ gánh nước tưới vườn rau”.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác