4imprint.com: Elm Notebook with Pen - 24 hr 145831-24HR

Giới thiệu nhà thơ, nhà văn Phan Huy Ích

4imprint.com: Elm Notebook with Pen - 24 hr 145831-24HR

Tiểu sử nhà thơ, nhà văn Phan Huy Ích

Nhà thơ, nhà văn Phan Huy Ích, tự là Khiêm Thụ Phủ, hiệu Dụ Am, nguyên trước là Công Huệ, sau đổi là Huy Ích, xuất thân từ dòng dõi khoa bảng. Quê gốc : làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Cha là Phan Huy Cần, đậu Tiến sĩ, em là Phan Huy Ôn (cũng gọi là Uông) đậu Tiến sĩ. Lúc nhỏ Phan Huy Ích học với cha, lớn lên theo học Ngô Thì Sĩ, kết bạn với Ngô Thì Nhậm, lấy em gái Ngô Thì Nhậm. Năm 1771, dự thi Hương, ông đậu Hương nguyên (tức Giải nguyên), 1775 dự thi Hội, ông trúng Hội nguyên, vào thi Đình, đậu đồng Tiến sĩ. Sau khi thi đậu, ông được chúa Trịnh trọng dụng. Khi chiếm được Thuận Hóa, chúa Trịnh cắt cử ông vào Quảng Nam trao ấn kiếm và phong tước cho Nguyễn Nhạc để thu phục Tây Sơn. Tiếp đó, ông nhậm chức Đốc đồng trấn Thanh Hóa. Ít lâu sau, ông về Kinh, được giao trông coi việc hình ở phủ chúa. Để thu lại trấn Nghệ An đang bị Nguyễn Hữu Chỉnh dùng mưu chiếm đoạt, ông được nhà. chúa cho giữ chức Tán lý quân vụ Thanh – Nghệ, vào Nghệ Án đánh Nguyễn Hữu Chỉnh. Ông bị quân Chỉnh bắt, nhưng khi Chỉnh về triều, ông lại được bổ nhiệm vào tòa Hàn lâm. Khi Chỉnh bị tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm hạ sát, rồi vua Lê Chiêu Thống bỏ nước ra đi, ông lánh về quê, lúc này đã dời ra vùng Thụy Khê, huyện Quốc Oai, Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, chiếm toàn bộ Bắc Hà, xuống chiếu lục dụng các cựu thần thời Lê – Trịnh. Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích là những sĩ phu đất Bắc đầu tiên ra cộng tác với Nguyễn Huệ, sau này là vua Quang Trung. Họ đã đem hết tài năng và trí tuệ để phục vụ triều đại mới và đã có nhiều cống hiến xuất sắc. Nhà vua đã giao cho hai ông đặc trách việc giao thiệp với nhà Thanh để chấm dứt chiến tranh và xây dựng tình lân bang hòa hiếu. Năm Canh Tuất (1790), ông tháp tùng sứ bộ Quang Trung (giả) sang giao hảo với nhà Thanh. Về nước, ông được phong tước Thụy Nham hầu, lĩnh chức Thị trung ngự sử ở tòa Nội các. Dưới triều Cảnh Thịnh, vào năm 1800, bị sức ép của quân Nguyễn Ánh, Cảnh Thịnh đời ra Bắc thành, ông giữ chức Thượng thư bộ Lễ. Lúc triều Tây Sơn sụp đổ, Gia Long lên ngôi, hạ lệnh bắt giam nhiều cựu thần Tây Sơn. Ông và Ngô Thì Nhậm bị giải đến Văn Miếu và bị đánh đòn trả – thù. Gần 20 năm cuối đời (1803 – 1822), ông mở trường dạy học và sáng tác thơ văn, không giữ chức vụ gì dưới thời nhà Nguyễn.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Hoàng Ngọc Phách

Tác phẩm của nhà thơ, nhà văn Phan Huy Ích

Về sự nghiệp văn chương : Ông sáng tác khá nhiều, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm.  ước tính khoảng 600 bài thơ, 400 bài văn gồm nhiều thể : chiếu, biểu, tấu, thư, bạt, văn tế, văn bia, được tập hợp trong hai cuốn Du Am ngâm lục tập (thơ) và Du Am văn tập. Đáng chú ý là tập thơ Tỉnh sà kỉ hành gồm 80 bài được sáng tác trong quá trình đi sứ Trung Quốc vào năm 1790. Ngoài ra, Ông còn có ưng giao tập gồm những bài văn của ông viết về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc dưới thời Tây Sơn.

Phan Huy Ích còn là dịch giả Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn. Theo Chinh phụ ngâm bị khảo của Hoàng Xuân Hãn thì bản dịch của ông là bản A – bản dịch hiện được lưu hành rộng rãi. Một số nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ học tỏ ý đồng tình với lập luận của học giả họ Hoàng” (xem thêm Đặng Trần Côn). Nguyên bản dịch của ông thì chưa tìm được. Điều đáng lưu ý là thơ văn ông thường có để năm tháng sáng tác và được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Là nhà nho sớm thành đạt, lại được thăng quan tiến chức khá nhanh, ông được trọng dụng do tài năng và tính thần mẫn cán. Bản thân ông dù đương , chức đại thần vẫn quan tâm đến đời sống của nhân dân. Trong bài Lụng Sơn đạo trung kiến ký (1779), ông hòa niềm vui của mình vào niềm hân hoan được mùa của nhân dân các dân tộc xứ Lạng :”Lạnh về đất bắc sương sa sớm, Vụ gặt mùa thu lúa chín mau, Cơm nếp rượu cần ca tiếng Thổ, Thái bình vui vẻ chốn rừng cao” (Ghi điều trông thấy trên đường đi Lạng Sơn). Khi thay mặt vua viết văn Khao tế trận vong tướng sĩ, ông đã bày tỏ nỗi cảm thông sâu sắc đối với mọi nỗi gian hiểm, kể cả sự hy sinh tính mệnh của tướng sĩ trên trận mạc “Muôn hiểm không từ, mảnh thân xem nhẹ”.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Y Phương

Tỉnh xà kỉ hành có thể coi là một cuốn nhật ký bằng thơ, ngoài việc thể hiện cảm xúc trên những chặng đường mà sứ bộ đã đi qua, bày tỏ niềm vinh dự được vua Thanh và triều thần trọng thị, Phan Huy Ích còn rất tự hào vì mọi trách nhiệm khó khăn của quân vương giao cho đều đạt kết quả hoàn hảo. Ông phấn chấn báo tin về : “Xin báo tin về cho người trong nước biết : Sứ bộ ta là nhất !”.

Cũng như Ngô Thì Nhậm, ông là bể tôi tâm phúc của vua Quang Trung. Nhận được tin vua băng hà, trong tâm trạng thương tiếc, đau buồn, ông viết bài Thu phụng quốc tang cảm thuật (1792) (Mùa thu gặp quốc tang cảm động thuật lại giãi bày nỗi niềm thương xót, luyến tiếc người tri kỷ : “Nỗi nước tình nhà bao bứt rứt, Tối trăng, sớm gió luống bùi ngùi.. Hội ngộ thẹn mình duyên phận hầm, Núi xưa quay gót liệu về thôi !”. Phan Huy Ích còn được coi là danh sĩ thức thời, cùng với nhiều sĩ phu khác đã đem hết tài năng và tấm lòng phụng : sự Quang Trung, nhà thiên tài quân sự và vị anh quân của triều đại Tây Sơn.

Thơ văn của ông chủ yếu được sáng tác dưới triều đại này và đã có những thành tựu đáng lưu ý. Ông là tác giả lớn của thời đại Tây Sơn trong lịch sử văn học trung đại nước nhà.

Đọc thêm  Những bài văn tả mẹ hay nhất lớp 5

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

 

Scroll to Top