The Pocket Notebook - Wanderings - Journals and Journeys

Giới thiệu nhà thơ Ninh Tốn

The Pocket Notebook - Wanderings - Journals and Journeys

Tiểu sử nhà thơ Ninh Tốn

(1743 – ?)

Nhà thơ Ninh Tốn, tự Khiêm Như và Hy Chí ; hiệu Mẫn Hiên, Chuyết Sơn cư sĩ và Song An cư sĩ. Ông sinh năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743), chưa rõ mất năm nào. Có thuyết cho rằng ông mất khoảng trước 1802. Quê gốc : xã Côi Trì, huyện Yên Mô, nay là xã Yên Mỹ, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Tiên tổ ông vốn quê ở xã Ninh Xá, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Cha ông là Ninh Sản, hiệu Dã Hiên và Hy Tăng, một kẻ sĩ ẩn cư, có trứ tác một vài tập sách. Chú là Ninh Địch, đỗ Hoàng giáp khoa thi Mậu Tuất (1718) đời vua Lê Dụ Tông.

Ông học thi thư từ nhỏ, năm 1762 đỗ Hương cống. Sau đó theo học Tiến sĩ Vũ Huy Đĩnh (đỗ khoa Giáp Tuất -1754). Năm 1770, ông du ngoạn để thơ núi Vân Lỗi (Vân Lỗi sơn), chúa Trịnh Sâm xem thơ mến tài, cho làm Phiên liêm tri binh phiên. 1775, ông làm Hiệu thảo Sơn Nam hiến sứ, được giao soạn tiếp Quốc sử cùng Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du và Nguyễn Sá. 1777, ông làm Thiêm sai trì công phiên trưng phủ Đoan Hùng. Đến khoa thi Mậu Tuất (1778), ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. 1781, thăng Đông các đại học sĩ, Thự Hình bộ hữu thị lang. 1786, ông làm Hiệp trấn Thuận Quảng, đóng ở Động Hải (Đồng Hới, Quảng Bình). Tây Sơn đánh ra, ông bỏ chạy. Về triều, giữ chức Tham tri chính sự kiêm Bồi tụng. 1787, ông làm Tham tán quân vụ chống Tây Sơn ở Thanh Hóa, cùng Nguyễn Như Thái và Lê Duật,  thất bại, phải chạy ẩn trong dân. 1788, ông theo Tây Sơn làm Hàn lâm trực học sĩ, 1790, được thăng Hữu thị lang, tước Trường nguyên. bá. Sau ông được thăng đến Binh bộ Thượng thư, tước hầu.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Võ Văn Trực

Tác phẩm nhà thơ Ninh Tốn

Ninh Tốn sáng tác khá nhiều thơ văn,  phần lớn tập hợp trong các sách như  Chuyết Sơn thi tập, Chuyết Sơn thi tập đại toàn, Tiên Lê Tiến sĩ Ninh Tốn thi tập ; và dăm ba bài chép tản mác trong các thi tập khác. Tổng số, ông có khoảng 280 bài thơ, một bài văn sách, một số bài tựa, một số văn bía, vv.

Nhận xét về thơ Ông, một người cùng thời là Tiến sĩ Nguyễn Quýnh đã viết : “Ông là kẻ lão luyện trong văn mặc”. Nhìn cụ thể hơn, thơ Ninh Tốn dường như ít vướng bận việc đời, ít vướng bận tâm sự nhân tình thế thái. Thơ ông chủ yếu là tiếng nói của một thi nhân chan hòa với cảnh vật thiên nhiên. Thơ ông lại có dáng nét của một tài tử phong nhã ở mảng thơ viết về phụ nữ, nhất là những bài về “mỹ nhân”, “tài nữ”… Một số bài thơ vịnh sử của ông cũng chứa đựng những cách nhìn nhận, đánh giá mới mẻ (với Huyền Quang – Điểm Bích, với Trần Khắc Chung – Huyền -Trân….).

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top