Tiểu sử nhà thơ Nông Quốc Chấn
Nhà thơ Nông Quốc Chấn, sinh ngày 18.11.1923, dân tộc Tày có tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh. Quê gốc: xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Cao Bằng. Thuở nhỏ học chữ nho, chữ quốc ngữ ở bản và trường huyện. 1942, ông tham gia cách mạng và hoạt động trong phong trào thanh niên cứu quốc và bắt đầu sáng tác thơ. Sau 1945, ông tham gia khu ủy Việt Bắc, là đại biểu Quốc hội khóa II,Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật khu Việt Bắc, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam, Ủy viên rồi Phó chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật toàn quốc. Hiện ông là Chủ tịch Hội văn hóa văn nghệ các dân tộc, Phó chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật, Ủy viên Đoàn chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận. Ông mất tại Hà Nội ngày 4.2.2002.
Tác phẩm nhà thơ Nông Quốc Chấn
Tác phẩm chính : Việt Bắc đánh giặc (1948), Tiếng ca người Việt Bắc (tập thơ – 1959). Người núi Hoa (tập thơ – 1961), Đeo gió (tập thơ – 1968), Đông thác (tập thơ – 1977), Đường ta di (tiểu , luận – 1970), Một vườn hoa nhiều hương sắc (tiểu luận – 1977) Nông Quốc Chấn đã nhận được các Giải thưởng : Giải thưởng ở Đại hội thanh niên, sinh viên thế giới họp ở Beclin 1951 (bài thơ Dọn về làng), các Giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1954 và Hội nhà văn Việt Nam 1958 (một số bài thơ hay về cách mạng và kháng chiến). kỳ kháng chiến chống Pháp, thơ ông đã dần dần hòa vào những vấn đề lớn của dân tộc, những chủ trương của Đảng, tình cảm, cảm xúc thơ rộng mở, thiết tha hơn. Với những bài thơ Bộ đội ông cụ (1948), Dọn về làng (1951) tên tuổi Nông Quốc Chấn đã được nhiều bạn đọc biết đến và yêu mến.
Thơ Nông Quốc Chấn chân thành, mộc mạc và giản dị. Cái tạo nên vị trí và sức hấp dẫn của thơ Nông Quốc Chấn có lẽ là sự xuyên thấm một cách hài hòa giữa cách nghĩ, cách cảm của người miền núi và những tình cảm, cảm xúc của quảng đại quần chúng nhân dân hướng về những vấn đề có ý nghĩa lớn của dân tộc.
Bắt đầu với những sáng tác đầu tay còn thiên về sự phóng tác từ các làn điệu dân ca, thơ Nông Quốc Chấn ngày càng được bạn đọc chú ý. Nếu như trước Cách mạng tháng Tám 1945, tác phẩm của Nông Quốc Chấn mới phản ánh được niềm tin yêu đối với Đảng, ý nguyện đi theo Đảng của đồng bào các dân tộc ở vùng núi quê ông thì đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thơ ông đã dần dần hòa vào những vấn đề lớn của dân tộc, những chủ trương của Đảng, tình cảm, cảm xúc thơ rộng mở, thiết tha hơn. Với những bài thơ Bộ đội ông cụ (1948), Dọn về làng (1951) tên tuổi Nông Quốc Chấn đã được nhiều bạn đọc biết đến và yêu mến.
Thơ Nông Quốc Chấn chân thành, mộc mạc và giản dị. Cái tạo nên vị trí và sức hấp dẫn của thơ Nông Quốc Chấn có lẽ là sự xuyên thấm một cách hài hòa giữa cách nghĩ, cách cảm của người miền núi và những tình cảm, cảm xúc của quảng đại quần chúng nhân dân hướng về những vấn đề có ý nghĩa lớn của dân tộc.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác