Imperfect Spirituality | Journal and pen black

Giới thiệu nhà thơ Phạm Nhữ Dục

Imperfect Spirituality | Journal and pen black

Tiểu sử nhà thơ Phạm Nhữ Dục

(?-?, khoảng cuối TK XIV – đầu TK XV)

Nhà thơ Phạm Nhữ Dục có tên chữ là Mạnh Thần, hiệu Bảo Khê. Quê gốc : làng Đa Dực, nay thuộc Quỳnh Phụ, Thái Bình. Ông từng đỗ khoa thi Hương và có dự khoa thi Hội nhưng không đỗ, được bổ chức Giáo thụ huyện Tân Sơn, dưới thời Hồ Quý Ly và làm Huấn đạo thời thuộc Minh (khoảng từ 1414 – 1427).

Tác phẩm hiện còn 6l bài thơ chữ Hán được Lê Quý Đôn chép lại trong Toàn Việt thi lục. Thơ Phạm Nhữ Dực không ngoài mấy đề tài thường gặp trong thơ chữ Hán là vịnh vật, vịnh cảnh, cảm hoài, tặng đáp.., song qua số thơ còn lại khá phong phú ấy, có thể thấy thêm nhiều điều chưa biết về tác giả.

Về việc học hành, thi cử, ông học và đọc rất nhiều. Những điển cố trong thơ ông cho thấy hầu như tất cả các sách kinh điển của nhà nho bao gồm kinh, sử, tử  (bách gia chư tử – tức xách triết học) và tập (thơ văn các đời mà chủ yếu là thơ Đường), ông đều vận dụng linh hoạt và đắc địa. Điều này không tách rời với chuyên môn sâu của ông là dạy học và phụ trách việc giáo dục trong một phủ, huyện.

Về công việc được giao, ông từng mong ước ở địa phương mình phụ trách, nhà học sẽ trở thành những vườn ươm người tài (Bài Quắc Tướng phố : Vườn Quắc Tướng) và cũng từng mơ ước được vua vời đến (Bài Ngữ văn xí chiêm:Ngước trông năm mây). Song ông sống vào thời cuối nhà Trần, đầu nhà Hồ, trong nước không yên, bên ngoài thì quân Minh dòm ngó, rồi xâm chiếm, nên suốt đời ông chỉ làm chức học quan.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Đặng Dung

Về bạn bè, ngoài người bạn chí thân là Nguyễn Vận Đồng, đỗ Tiến sĩ năm cùng tbi hội với ông và giữ chức quan Tri huyện gì đó ở Chí Linh (bài Khánh Nguyễn Vận Đồng sinh nhật – Mừng sinh nhật Nguyễn Vận Đồng), các bạn khác dù ở xa hay gần cũng đều là quan chức ít nhiều có quyền thế và bổng lộc tương ứng như Tri phủ họ Đào (bài Kÿ Tuyên Hóa Đào trí phú – Gửi Trí phủ họ Đào ở Tuyên Hóa), huyện thừa họ Quách (bài Ký Quách huyện thừu), phán quan họ Quách, phán quan họ Phùng (bài Họa Phúc Châu Phùng phán quan trí sĩ sở tặng thỉ vận – Họa thơ phán quan họ Phùng ở Phúc Châu tặng khi ông về hưu), thông phán phủ Tân An (bài Tống Tân An phú thông phán trật mấn – Tiễn thông phán phủ

Tác phẩm nhà thơ Phạm Nhữ Dục

Tân An hết nhiệm kỳ), phán quan họ Lư ở Nam Sách, huyện thừa huyện Tĩnh An là Tăng Tử Phương, quan chỉ huy họ Hoa, nhưng dường như ông không hề nhờ vả gì cho riêng mình. Trong thơ tặng đáp bạn bè nói trên, ông thường nói đến tình bạn giao du, đến chí để ở văn chương, đến đạo xuất xử hành tàng…). Nếu có họp mặt vui chơi, thì đấy cũng đều là những học giả (bài Liên đình nhã tập – Buổi gặp mặt tao nhã ở đình Sen). Bạn có cho thì thường cũng chỉ là vật kỷ niệm hoặc dùng khi cần thiết như đai, mũ, sách vở, thuốc men (bài Phán quan họ Quách về kinh, biếu mũ, đai, sách vở, thuốc men, viết vội bài thơ cảm ơn). Nếu ông có tự đi xin thì đấy cũng là vật liệu làm đẹp thêm cho nhà học (bài Tạ Hoa chỉ huy tổng thú đầu thông tích – Tạ ơn quan chỉ huy họ Hoa cho ngói úp nóc đầu thú).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Tô Ngọc Hiến

Cả đời ông sống trong thanh bạch, cao nhã nhưng nghèo túng. Thơ ông thường vương vấn nơi nhà học (bài Để tân học quán – Đề nhà học mới, Tí Giang tỉnh vá – Nhà đọc sách ở Tú Giang, Hạnh đàn – Đàn hạnh – nền trường cũ nơi Khổng Tử dạy học), vương vấn với những cảnh nên thơ (bài Tâm Mai kiểu ngoạn nguyệt – Chơi trăng trên cầu Tầm Mai, Xuân ý tức sự – Tức sự về ý xuân, Phong Thủy đình quan nạ – Xem cá ở đình Phong Thủy v.v…). Cái nghèo thường trở đi trở lại trong thơ ông song ông sẵn sàng đón nhận bởi bổng lộc của một học quan thanh liêm chẳng có là bao, huống khi nước nhà gặp cơn binh hỏa. Bài Tôi tạm giữ chức Giáo thụ quận Tân An, trọn ba năm mới chung được một nếp nhà tranh, vừa làm xong thì gặp nạn bình hỏa, cảm vì việc cũ, ngẫu nhiên thành thơ là bài tiêu biểu nhất nói lên điều đó. Một bài thơ khác cũng nêu được nét riêng trong đời ông và cũng là nét khổ đau của người dân thời ấy là bài Ty đặc sơn trung trừ dạ Đêm giao thừa chạy vào núi tránh giặc. Tuy còn dùng nhiều điển tích,song nhiều bài thơ khác của Phạm Nhữ Dực trong sáng, để hiểu, tình cảm bộc lộ trong thơ sâu sắc, chân thành khiến người đọc ngày sau còn cảm động. Thơ ông chẳng những nhuần nhuyễn về nghệ thuật thơ Đường luật, mà còn vận dụng lối đặt đầu đề rất dài của thơ Đường, để làm rõ thêm bối cảnh ra đời của bài thơ.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Quách Tấn

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top