Giới thiệu nhà thơ Phạm Sư Mạnh

The Best Pocket Notebooks for 2020 | JetPens

Tiểu sử nhà thơ Phạm Sư Mạnh

(2 – ?, khoảng TK XVI])

Nhà thơ Phạm Sư Mạnh, sinh và mất năm nào chưa rõ, chỉ biết ông tên tự là Nguyễn Phú, hiệu Úy Trai. Quê gốc : làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn, nay thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ông là học trò Chu Văn An, đỗ Thái học sinh dưới thời vua Trần Minh Tông, làm quan dưới các triều vua Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, từng giữ chức Nhập nội hành khiển, Tri khu mật viện… Cùng với Lê Quát, ông nổi tiếng về đạo đức và văn chương, được người đương thời cũng như hậu thế hết sức kính trọng.

.Phạm Sư Mạnh sống và hoạt động vào giai đoạn cuối Trần, tức là vào giai đoạn xã hội Việt Nam đang có những biến chuyển mới về kinh tế, về ý thức tư tưởng… trong khi đó thiết chế chính trị của vương triều Trần lại đi vào suy yếu, tỏ ra bất lực, không đủ khả năng giải quyết các vấn đề bức xúc do thực tiễn xã hội đặt ra. Phạm Sư Mạnh, Lê Quát… là những người nhìn thấy thực trạng ấy và nhiều lần muốn sửa đổi một số chế độ của nhà Trần, song không  được chấp nhận. Tuy nhiên, trên các chức vụ được giao, Phạm Sư Mạnh đã tận tâm làm hết trách nhiệm của mình, đặc biệt là trách nhiệm lo tính công việc phòng thủ, bảo vệ vùng biên giới tổ quốc, sắp đặt việc xây dựng đồn lũy, cửa ải, dẫn quân đi tuần tiễu, canh phòng. Phạm Sư Mạnh đã sáng tác khá nhiều thơ nói lên những suy ngẫm, những cảm hứng hào trắng của ông về đất nước, về lòng tự hào dân tộc. Những bài thơ viết về biên giới của Phạm Sử Mạnh đã mở đầu cho truyền thống thơ biên giới Việt Nam phát triển mạnh mẽ ở các thế kỷ sau.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Tác phẩm của nhà thơ Phạm Sư Mạnh

Tác phẩm của Phạm Sư Mạnh có Hiệp Thạch tập (thơ), nhưng nay chỉ còn hơn 30 bài chép trong Toàn Việt thi lục.se Trong hơn 30 bài thơ còn lưu giữ được của Phạm Sư Mạnh, có tới hàng chục bài ông viết về biên giới. Những bài thơ này như những bức chân dung khắc họa lại hình ảnh tác giả – một nhà thơ đây chí khí, bút lực già đặn, sung mãn, một nhà chiến lược nhiều mưu kế phòng thủ nơi biên ải, hết lòng, hết sức vì trách nhiệm đối với đất nước (Quan bắc, Thượng ngao).

Vị tướng trấn giữ biên giới kiêm thi sĩ Phạm Sư Mạnh am hiểu tường tận từng con suối, từng hang động, từng thôn xóm, bản mường cùng phong tục, tập quán của nhân dân địa phương và hơn nữa, ông còn hiểu rằng chính nhân dân miền núi là người “bảo vệ biên giới xa xôi” ( hương phiên lạc hộ cùng biên” – Quang lạng đạo trung). Phải chăng vì vậy mà Phạm Sư Mạnh luôn luôn quan tâm đến đời sống nhân dân ở các vùng biên giới, muốn mang lại cho họ một cuộc sống yên ổn, không bị đè nén, bóc lột (Ái Thao Giang lộ). Ngoài để tài viết về biên giới, thơ Phạm Sư Mạnh còn có nhiều bài nói tới phong cảnh hùng vĩ của phủ Kinh Môn quê ông, hoặc xướng họa với sứ thần Trung Quốc, mô tả các thắng tích ở Trung Quốc mà ông từng viếng thăm khi đi sứ năm 1345… Bài thơ nổi tiếng nhất của Phạm Sư Mạnh viết trong một lần lên chơi núi Thạch Môn ở quê ông, rồi khắc trên vách đá hang núi Kính Chủ, xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn. có nhan để là Hành dịch đăng gia sơn (Hành quân qua nhà lên núi chơi). Theo lạc khoản ghi ở dưới, chúng ta biết Phạm Sư Mạnh viết bài thơ này vào năm 1369, tức là vào những năm cuối đời của ông. Ở tuổi đã già, song tâm hồn Phạm Sư Mạnh vẫn dạt dào cảm xúc, vẫn đầy khí phách, đầy tinh thần tự hào dân tộc. Sức sống lâu dài của thơ Phạm Sư Mạnh chính là sức sống của những tư tưởng, tình cảm cao cả ấy.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Phạm Nguyễn Du

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top