Trang thơ Phạm Tiến Duật (31 bài thơ)

Giới thiệu nhà thơ Phạm Tiến Duật

Trang thơ Phạm Tiến Duật (31 bài thơ)

Tiểu sử nhà thơ Phạm Tiến Duật

Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh ngày 14.1.1941. Quê gốc: thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Ông là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Phạm Tiến Duật  sớm mồ côi cha, sống ở vùng chiến khu X. Học phổ thông tại Phú Thọ, năm 1964 ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại  học Sư phạm Hà Nội. Tháng 8.1964, gia nhập quân đội. Ông sống và viết trong chiến tranh trên đường mòn Hồ Chí Minh (8 năm trong tổng số Ï4 năm trong quân ngữ). Năm 1977, ông công tác tại tuần báo Văn nghệ. Hiện là Phó trưởng ban đối ngoại Hội nhà văn Việt Nam, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam.

Phạm Tiến Duật đã được nhận Giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969- 1970 ; Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2002).

Tác phẩm nhà thơ Phạm Tiến Duật

Các tác phẩm đã xuất bản : Vầng trăng quầng lửa (thơ – 1970), Thơ một chặng đường (thơ – 1971), Ở hai đầu núi (thơ – 1981), Vầng trăng và những quầng lửa (thơ – 1983), Thơ một chặng đường (tuyển tập thơ – 1994), Nhóm lửa  – (thơ – 1996), Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca – 1997) ; Đường dài và những đốm lửa (tuyển tập sau chiến tranh, 2002).

Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông “chủ yếu tìm cái đẹp từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống”. Phạm Tiến Duật có thơ đăng báo từ năm 1961. Nhưng phải đến chùm thơ được trao Giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969- 1970, Phạm Tiến Duật mới bộc lộ hết vẻ độc đáo, nét riêng biệt của thơ mình. So với những nhà thơ cùng lứa, Phạm Tiến Duật viết về Trường Sơn nhiều hơn cả. Là nhà thơ của chiến trường, của Trường Sơn, thơ Phạm Tiến Duật chấp nhận tất cả chất liệu hiện thực của đời sống chiến trường (Gửi em cô thanh niên xung phong, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Lửa đèn, Nhớ). Cách tiếp cận hiện thực của Phạm Tiến Duật đã tạo nên giọng điệu, thi tứ riêng : hóm hỉnh, tỉnh nghịch, đầy chất lính. Thơ như lời nói thường, như từ cuộc sống cất lên mà vẫn mang chất thơ, gây hứng thú, bất ngờ với bạn đọc (Đồng chí lái chính, đồng chí lái phụ, Cái chao đèn, Ngãng thân yêu). Trong giai đoạn thơ chống Mỹ, ở Phạm Tiến Duật có sự thống nhất giữa đối tượng thơ với người sáng tạo. Thơ ông là  người trong cuộc nói về nhau, chúng tôi  nói về chúng tôi, điều đó khiến thơ Phạm Tiến Duật mang một phẩm chất trữ tình khá đặc biệt, có sức lan truyền rộng rãi.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Sau một thời gian dài nung nấu, ấp ủ, đến cuối thập kỷ 90. Phạm Tiến Duật cho ra đời những thi phẩm mang Vẻ Suy ngẫm thâm trầm, kín đáo, thấm nặng tình đời, tình người. Đó là hồi ức về chiến tranh, về những người lính đã ngã xuống và nhất là về những đồng đội cũ, những cô thanh niên xung phong thuở nào đã thay sắc phục xanh bằng màu áo nâu sống, khước từ lộc trần, dành phần đời còn lại cho thập phương, cho chúng sinh.

Phạm Tiến Duật là nhà thơ có những đóng góp đáng kể cho thơ ca chống Mỹ và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top