Tiểu sử nhà thơ Phạm Văn Nghị
(1805 – 1881)
Nhà thơ Phạm Văn Nghị, hiệu Nghĩa Trai. Quê gốc xã Tam Đăng, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, nay là xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông là con một nhà nho nghèo, mẹ làm ruộng. Bản thân ông cũng phải vừa dạy học kiếm sống, vừa tự học thêm. Ông đỗ Hoàng giáp năm 1838 nên thường được gọi là Hoàng giáp Tam Đăng, làm Đốc học Nam : Định, sau kiêm chức Hải Phòng sứ tỉnh ấy. Phạm Văn Nghị là một ông quan thanh liêm, chính trực và hết lòng giúp dân, giúp nước. Chính vì thế con đường – làm quan của ông cũng nhiều bước thăng trầm, nhiều lần phải cáo quan về nghỉ. Về làng, ông giúp dân khai khẩn đất hoang, khuyến khích sản xuất và mở trường dạy học. Học trò ông đông tới hàng nghìn người, sau này có nhiều người trở thành những thủ lĩnh xuất sắc của các phong trào chống Pháp như Tống Duy Tân, Đinh Công Tráng, Nguyễn Cao, Vũ Hữu Lợi, Đỗ Huy Liệu, Lã Xuân Oai… hoặc nổi tiếng về
văn tài như Nguyễn Khuyến. Năm 1858; khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược ở cửa biển Đà Nẵng, ông cùng một số sĩ phu khác viết Trà Sơn kháng sớ gửi về triều đình, bày tỏ quyết tâm chiến đấu bảo vệ tổ quốc, đồng thời tự mình đứng ra tổ chức một đội quân nghĩa dũng tới hơn ba trăm người, trèo đèo lội suối, đi bộ vào tận Huế, xin bổ sung cho quân thứ Quảng Nam đánh giặc. Khi tới được kinh đô thì giặc đã rút khỏi Đà Nẵng để đánh vào Nam Bộ. Ông cùng nghĩa quân tình nguyện đi tiếp vào Nam, nhưng nhà vua không chuẩn y, đành phải quay về. Năm 1873, khi quê hương Nam Định bị giặc Pháp tấn công, mặc dù tuổi cao, sức yếu, ông vẫn đích thân chỉ huy dân binh xây dựng phòng tuyến ngăn bước tiến quân địch. Mấy năm cuối đời, ông ẩn dật ở động Hoa Lư (Ninh Bình), lấy hiệu là Liên Hoa động chủ, nhưng vẫn không ngừng quan tâm đến công việc cứu nước, cứu dân. Ông mất năm 1881.
Tác phẩm của nhà thơ Phạm Văn Nghị
Phạm Văn Nghị sáng tác chủ yếu bằng chữ Hán, còn để lại cuốn Tự ký (có thể xem là cuốn tự truyện), Tùng Viên văn tập, Nghĩa Trai thì văn tập, và bài Trừ văn hịch (Hịch trừ muỗi) không nằm trong hai tập trên. Về chữ Nồm, có bài Tứ thành thất thủ phú (tức là bài Phú kể lại việc giặc Pháp đánh Bắc Kỳ lần đầu) và một số thơ văn làm trong thời kỳ ẩn dật tại Hoa Lư. Thơ văn Phạm Văn Nghị là tiếng nói chiến đấu quyết liệt chống kẻ thù xâm lược, có sức cổ vũ lớn lao đối với phong trào yêu. nước nửa cuối thế kỷ XIX.
Phạm Văn Nghị bộc lộ tấm lòng yêu nước, căm thù giặc ngay từ những ngày đâu thực dân Pháp xâm lược. Trả Sơn kháng sớ viết năm 1858 “từng làm rungđộng cả sĩ phu Nam Bắc”. Là người từng trải việc đời, ông chẳng màng công danh phú quý, hễ có dịp là sẵn sàng từ quan : “Xem ra danh lợi vẫn thua nhàn, Theo đuổi làm chỉ thói thế gian”. Về cuối đời, suốt 6 năm ẩn dật ở Hoa Lư, ông đã làm nhiều bài thơ ca ngợi cảnh nhàn dật. Nhưng mặc dầu vậy, tấm lòng kẻ sĩ vẫn không ngừng lo cho miếng cơm manh áo của dân, lo cho sự an nguy của đất nước : “Tấm son đâu chịu để tro tàn” (Hành quản vào Trà Sơn). Từ cuộc hành quân vĩ đại nghĩa vào Trà Sơn, qua nhiều bài thơ của ông, hiện lên lồng lộng bóng dáng vị lão tướng đã “ném bút lập công” “đẩy khẳng khái” giữa lúc nước nhà nguy khốn, được nhân dân và sĩ phu đương thời ngưỡng mộ. Đặc biệt bài Phú kể lại việc giác Pháp đánh Bắc Kỳ lân đâu có thể xem là áng văn chương xuất sắc, đã ghi lại chân xác và đầy ấn tượng biến cố lịch sử đau thương này của dân tộc. Bài phú mở đầu bằng một ‘ đoạn văn đài hào hùng, sảng khoái, ngợi ca giang sơn gấm vóc và những chiến công oanh liệt của cha ông với một niềm tự hào và tự tin vững chắc : “Văn võ ấy mà giang sơn ấy, Dẫu hùng binh Ô Mã có làm gì, Thành quách này lại giáp binh này, Dẫu cường lỗ Hoàng Sào coi chẳng sá”. Vậy nên cuỘc thất trận lần này là tội của bọn văn quan võ tướng có trách nhiệm giữ thành. Bộ mặt hèn nhát, tham sống sợ chết của chúng được tô đậm trên bức tranh lịch sử : “Sao thấy thằng đầu trọc răng trắng, Gối run như chứng phong kinh, Sao thấy thằng mũi lõ tóc quản, Mặt xám như hình lôi đả. Nghe cửa tiền rầm pháo nổ, Ngọn cờ theo gió phất xuôi, Mở nẻo hậu cho quân lui, Bỏ giáo rơi đường tơi tả”. Bản cáo trạng này thực đanh thép và khôn đường chối cãi đối với bọn người bán nước cầu vinh. Thơ văn ông còn nhiệt thành biểu dương những người đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì nước.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác