Tiểu sử nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, sinh ngày 2.8.1943. Quê gốc: xã Tứ Liêm, Hà Nội, đã tốt nghiệp đại học ngành báo chí.
Phan Thị Thanh Nhàn từng là phóng viên báo Hà Nội mới, Phó tổng biên tập báo Người Hà Nội, Phó chủ tịch thường trực Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Phó chủ tịch thường trực Hội nhà văn Hà Nội.
Tác phẩm nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn
Các tác phẩm chính : Tháng giêng hai (in chung, thơ – 1970), Hương thâm (thơ – 1973), Chân dụng người chiến thắng (thơ – 1977), Bông hoa không tặng (thơ – 1987), Nghiêng về anh (thơ- 1092), Xóm đê ngày ấy (truyện – 1977), Hoa mặt trời (truyện – 1978), Tuổi trăng rằm (truyện – 1982), Ánh sáng của anh (truyện), Bỏ trốn (truyện). Đã từng nhận được : Giải Nhì cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức năm 1969 (bài Hương thẩm), Giải A Hội Văn nghệ Hà Nội 1980-1984 (cho tác phẩm cùng tên).
Nhắc đến Phan Thị Thanh Nhàn, người đọc lập tức nhớ đến Hương thầm. Có lẽ, đây là bài thơ “đỉnh” trong cuộc đời cầm bút khá miệt mài của bà. Bài thơ đã diễn tả thành công tình yêu trong sáng, đẹp đẽ của lứa đôi trong những năm cả dân tộc lên đường ra trận. Nó cũng hé cho người đọc nhận thấy “nết thơ” Thanh Nhàn : lặng lẽ, nữ tính và duyên thầm. Người con gái trong thơ bà luôn “nghiêng về anh” với tình cảm thuần hậu mà không kém phần sâu sắc. Bên cạnh Hương thâm là Xóm đẻ, một bài thơ viết năm 1969, nêu được sự đổi thay của một xóm đê nghèo hèn, nhọc nhằn đã trưởng thành trong những năm chống Mỹ cứu nước. Những thanh niên xóm đê lên đường nhập ngũ lắng nghe ông già mù tẩm quất nhắc lại tên mẹ, tên cha để “Thấm thía nửa phần buồn của xóm”, để bây giờ lại khóc vì “nửa phần vui đang sống”. Tác giả kết luận : “Đâu chỉ chiến trường lên tiếng gọi, Lớp trẻ lên đường vì chính xóm đê”. Ngoài thơ, Phan Thị Thanh Nhàn còn viết truyện. Nhưng hấp dẫn hơn cả vẫn là những câu chuyện, những kỷ niệm bắt nguồn từ cái “xóm đê” mà bà hết sức quen thuộc. Văn xuôi của Phan Thị Thanh Nhàn cũng như thơ bà, nhỏ nhẹ và ẩn một chất thơ thầm kín.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác