Tiểu sử nhà thơ Thâm Tâm
Nhà thơ Thâm Tâm, sinh ngay 12.5.1917, mất ngày 18.8.1950, tên thật là Nguyễn Tuấn Trình. Quê gốc: thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Ông sinh trong một gia đình nhà nho nghèo. Thuở nhỏ ông học tiểu học ở Hà Nội, hết bậc tiểu học, ông bỏ học đi làm, kiếm sống bằng nghề vẽ tranh. Ông bát đầu làm thơ, viết văn từ đầu những năm 40. Sáng tác của Thâm Tâm đăng trên các tờ Tiểu thuyết thứ Bảy và Truyền bá. Ông viết nhiều thể loại : truyện ngắn, truyện vừa, thơ, dịch thuật. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, tham gia biên tập báo Tiền phong, rồi làm – Thư ký tòa soạn báo Vệ quốc quân (tiền thân báo Quản đội nhân dân hiện nay) từ 1947 đến 1950. Ông mất trên đường đi công tác ở chiến khu Việt Bắc.
Tác phẩm của nhà thơ Thâm Tâm
Tác phẩm đã xuất bản : Tống biệt hành (in trong Thi nhân Việt Nam, 1942, Đại đội Kim Sơn (truyện – 1948), Văn thơ bộ đội (tiểu luận – 1949), Thơ Tháng Tám (1988). Thâm Tâm sáng tác nhiều thể loại, những thành công chủ yếu là vẻ thơ. Trước Cách mạng, ông có một số bài thơ tiêu biểu như Tráng ca, Tống biệt hành, Vọng nhân hành. Trong đó Tống biệt hành được coi là một trong những bài thơ hay của phong trào Thơ mới. Nhìn chung, thơ ông mang một âm điệu buồn, nhưng không ủy mị. Có một chút trăn trở về cuộc đời, một chút suy tư về nhân tình thế thái và cả một sự day dứt về thân phận mình trong một xã hội rối ren, bế tắc. Đúng như Hoài Thanh đã nói, trong thơ Thâm Tâm ““điệu thơ gấp, lời thơ gắt, câu thơ rắn rỏi, gân guốc, không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ, nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại”. Sự “khó hiểu” đó phải chăng là sự giãi bày tâm trạng của một người có tình yêu thiên nhiên, đất nước, có niềm tin và tình cảm yêu mến đối với bạn bè, đối với những chiến sĩ cách mạng phải hy sinh vì việc lớn, nhưng trong hoàn cảnh đất nước bị thống trị, ông không” thể tự do bộc bạch tâm trạng mình.
Cách mạng tháng Tám thành công, ông vẫn tiếp tục sáng tác, nhưng do hoàn cảnh công tác, ông viết không nhiều. Thành công hơn cả là bài thơ Chiêu nứa đường số 5 viết trong dịp ông vào công tác vùng địch hậu 1948. Bài thơ thấm đẫm cảm xúc, gợi nhớ những kỷ niệm sâu lắng về tình cảm của người dân miền núi đối với cách ‘ mạng, đối với kháng chiến. Đan xen vào đó là tâm trạng bâng khuâng của nhà thơ trong một buổi chiều mưa rét buốt, gió lùa, hoa nở, đơn vị cũ lại lên đường.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác