木製テーブルにレトロな万年筆と空のノートブックを開く の写真素材・画像素材 Image 35404457.

Giới thiệu nhà thơ, thiền sư Mãn Giác

木製テーブルにレトロな万年筆と空のノートブックを開く の写真素材・画像素材 Image 35404457.

Tiểu sử nhà thơ, thiền sư Mãn Giác

(1052 – 1096) 

 Nhà thơ, thiền sư Mãn Giác, có tên thật là Lý Trường. Quê gốc : đất Lũng Triểu, hương An Cách (?). Ông sinh trưởng trong gia đình quan lại ; cha làm chức Trung thư thị lang, từng đi sứ Trung Quốc. Lý Trường có một học vấn uyên bác, sau khi đi tu rất nổi tiếng trong phái thiền Quan Bích. Lý Trường được vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128) hết sức trọng đãi, mời tới ở ngôi chùa làm cạnh cung Cảnh Hưng, để thường xuyên hỏi về Phật học và bàn bạc việc nước. Sau khi ông qua đời, Lý Nhân Tông đặt pháp hiệu cho ông là Mãn Giác.

Tác phẩm của nhà thơ, thiền sư Mãn Giác

Tác phẩm của Mãn Giác để lại có một bài kệ chép trong sách Thiền uyển tập . Bài thơ này vốn không có đầu đề, sau Lê Quý Đôn đặt tên cho là Cáo (ạt thị chúng, nghĩa là Cáo bệnh bảo mọi người.

 Trong lịch sử văn học, đôi khi có những tác giả rất nổi tiếng với một bài thơ. Mãn Giác là một trường hợp như thế. Ông chỉ có một bài thơ để lại, nhưng đấy lạt là một trong những bài hay nhất của thơ đời Lý. Ở bài Cáo tật thị chúng, Mãn Giác đã thể hiện được một quan niệm triết lý của Phật giáo thiền tông, đồng thời cũng đạt tới chỗ mỹ lệ và tinh tế nhất của tình cảm yêu thiên nhiên, của những cảm giác chân thật, của sự phát hiện nhạy bén đối với sức sống tự nhiên cứ tuôn chảy dồi dào, xem đó mới chính là bản chất bất biến trong quy luật sinh thành mà Phật giáo gọi là chân nhà, tức là thể tính chân thực, không biến đổi, có trong hết thảy muôn vật. Đó cũng là Phật tính. Để người học đạo có thể tiếp nhận trực tiếp chân lý thiền, ở đây Mãn Giác đã lấy hình ảnh nhành mai làm phương tiện diễn tả thực chứng Phật tánh, chân như và hình ảnh nhành mai đầy chất thơ kia như có phép nhiệm màu đưa người học đạo tới đắc ngộ, tới thế giới thiển trong, lặng, bất sinh, bất diệt.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Nhị Độ Mai

Trong số các thiền sư đời Lý làm thơ, Mãn Giác là thi sĩ đích thực, tài hoa. Bài thơ của ông đầy hình ảnh sinh động, tươi sáng, đầy thi hứng thanh cao, siêu thoát. Những hình ảnh mang tính đặc trưng của thơ ca được Mãn Giác sử dụng làm phương tiện diễn tả, thức tỉnh và dẫn dắt đệ tử tìm đến tuệ giác bồ đề.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top