copy space, notebook, wooden, journal, writing, diary, pencil, Notebooks,  colourful, pencils | Pxfuel

Giới thiệu nhà thơ, thiền sư Pháp Bảo

copy space, notebook, wooden, journal, writing, diary, pencil, Notebooks,  colourful, pencils | Pxfuel

Tiểu sử nhà thơ, thiền sư Pháp Bảo

(? – ? , khoảng TK XI – XI)

Nhà thơ, thiền sư Pháp Bảo, không rõ tên thật, quê quán, năm sinh, năm mất.

Chỉ biết ông trụ trì ở chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, quận Cửu Chân (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa). Khi Lý Thường Kiệt giữ chức Tổng trấn ở đây (1081-1101), thiền sư trông coi giáo môn trong quận, được phong Giác Tính Hải Chiếu đại sư. Sau khi Lý Thường Kiệt về triều, ông vẫn ở quận Cửu Chân và lại được tôn phong Thông Thiền Hải Chiếu đại sư.

Tác phẩm của nhà thơ, thiền sư Pháp Bảo

Tác phẩm hiện còn ba bài văn bia : Bài thứ nhất, Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi minh (Bài mình trên bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn) (trước 1101). Văn bia gồm hai phần. Phần đầu, trừ đoạn nhập để ngắn gọn ngợi ca Phật giáo, còn lại tập trung ca tụng tài thao lược của Lý Thường Kiệt như đánh Hoàn Vương ở phía Nam “không đường chạy trốn”, đánh quân Tống “diệt ba châu, bốn trại dễ dàng như bẻ cành gỗ mục”…, tấm lòng “hướng về đạo Phật”, “vâng theo ý chỉ của đức vua và mẫu hậu mà nâng đỡ Phật pháp”…, tiếp đến là việc khẳng định công lao của Lý Thường Kiệt trong việc xây dựng chùa và mô tả phong cảnh đẹp đẽ… Phần thứ hai là một bài minh gồm 24 câu thơ 4 chữ, 8 câu 7 chữ nhằm khái quát lại nội dung phần văn xuôi, vừa để cao Phật giáo, để cao công lao của Lý Thường Kiệt và ngợi ca thắng cảnh nhà chùa sẽ bền vững mãi với non sông. Bài thứ hai, Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh (Bài mình trên bia chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh) (1118). Bài văn bia được chia làm hai phần. Phần đầu tán dương Phật giáo, khẳng định sự hòa hợp giữa triều đình với công việc nhà Phật và ngợi ca vẻ đẹp nơi nhà chùa. Phần sau, là một bài minh gồm 84 câu thơ 4 chữ in đậm phong cách truyền giáo với nội dung gần như tóm tắt lại phần trên.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Xuân Ôn

Bài thứ ba, Còn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh (Bài mình trên bia chùa Hương Nghiêm núi Cần Ni). Đây là bản văn mà vấn đề tác giả chưa được xác định rõ. Hoàng Xuân Hãn thì cho bài văn bia này là của Pháp Bảo. Đáng chú ý là bia được dựng vào tháng cuối năm Giáp Thìn, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ năm (1125), có niên đại, phong cách thể loại và vị trí đặt bia đều thuộc quận Cửu Chân nên có thể tin thuyết trên là đúng. Văn bia cũng có hai phần. Phần đầu tán thán công đức Phật tổ và trực tiếp là sư Pháp Dung, các vua và quan tướng đã có công tôn tạo chùa thành chốn danh lam. Phần sau là bài minh gồm 42 câu thơ 4 chữ nhằm tóm tắt lại nội dung văn xuôi ở trên.

Các bài văn bia của Pháp Bảo còn lại ở Thanh Hóa có giá trị đặc biệt vì đó là những văn bản cổ, có nội dung phong phú, liên quan đến nhiều nhân vật, sự kiện lịch sử và đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp của thể văn bia.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

 

Scroll to Top