Tomoe River Paper Pad Fountain Pen Friendly | Bookbinders Australia | Pen  and paper, Fountain pen ink, Fountain pen

Giới thiệu nhà thơ Trần Hữu Thung

Tomoe River Paper Pad Fountain Pen Friendly | Bookbinders Australia | Pen  and paper, Fountain pen ink, Fountain pen

Tiểu sử nhà thơ Trần Hữu Thung

Nhà thơ Trần Hữu Thung, sinh ngày 26.7.1923, mất ngày 31.7.1999. Quê gốc xac Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Từ 1944 đến 1948, Trần Hữu Thung hoạt động cách mạng tại quê, tham gia giành chính quyền, Chủ tịch Ủy ban hành chính xã, Trưởng ban quân sự xã. Từ 1948 – 1952, ông là Cán sự văn hóa văn nghệ của Tiểu ban văn hóa văn nghệ Liên khu IV. Từ 1952 đến 1953, ông là cán bộ tuyên truyền ở Thanh Hóa. 1954 – 1956, ông công tác tại Sở tuyên truyền Liên khu IV, phụ trách Chi hội văn nghệ Liên khu IV. 1957 – 1959, ông là Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam. 1960 – I961, ông học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. 1962 – 1965 : cán bộ Vụ văn nghệ Ban tuyên giáo TƯ. 1965 – 1986 ông là Hội trưởng Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh. Nhà thơ mất ở quê nhà, tỉnh Nghệ An, 31.7. 1999.

Tác phẩm của nhà thơ Trần Hữu Thung

Tác phẩm đã xuất bản : Đồng tháng Tám: (tập thơ đoạt Giải Nhì về thơ của Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955), Dặn con (thơ – 1955), Ngày thu ấy (thơ 1957), Gió Nam (thơ – 1962), Hai Tô hò khoan (thơ – 1961), Chị Nguyễn Thị Minh Khai (thơ – 1961), Đất quê mình (thơ – 1971), Tiếng chím đồng (thơ – 1975), Mặt đường mặt đồng (thơ), Lời mách sáo (thơ), Anh vẫn hành quân (tuyển thơ – 1983), Sen quê Bác (thơ – 1985). Các sáng tác văn xuôi : Ngày ấy bên sông Lam (kịch bản phim truyện – 1980), Ký ức đồng chiêm (ký – 1988, đoạt Giải Nhất cuộc thi ký do báo Văn nghệ và đài TNVN tổ chức), Hồi ức về săn bắn (1966). Tiểu luận : Tôi làm ca dao (1959), Tiếng hát ru (1975). Sưu tầm văn học : Ca dao về Bác Hồ, Giai thoạivăn học ở Nghệ Tĩnh.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Đỗ Nhuận

Là một nhà thơ trưởng thành sau Cách mạng tháng Tám, Trần Hữu Thung luôn hăng hái, nhiệt tình trong lao động sáng tạo phục vụ cách mạng. Nhà thơ bắt. đầu sự nghiệp sáng tác của mình từ việc làm những bài ca dao, hò, vè để tuyên truyền vận động quần chúng ở nông thôn. Gắn mình trong công tác kháng chiến, tác phẩm của Trần Hữu Thung ngay từ buổi đầu đã mang những tình cảm thật chân thành, cảm động. Những cảm xúc ấy lại được thể hiện bằng một ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gần với cách cảm, cách nghĩ của quần chúng nhân dân. Vì thế thơ Trần Hữu Thung thời kháng chiến có nhiều bài được phổ biến rộng rãi. Tiêu biểu là bài thơ Thăm lúa, một bài thơ diễn tả thành công tình cảm, nỗi nhớ nhung của một người vợ trẻ hậu phương hướng về người chồng đang chiến đấu ở tiền tuyến. Tác giả đã xây dựng được hình ảnh một phụ nữ nông dân thật đẹp, tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam kháng – chiến biết gắn nghĩa nước với tình nhà. Thăm lúa đã đoạt Giải Nhất văn học tại Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới năm 1953 ở Buđapét. Nhìn chung, “Thơ của ông có sự giản dị, trong sáng của dân ca, chứa chan tình cảm chân thành và lòng tin tưởng ở tương lai, mang những nét tươi mát và hãng say của tuổi trẻ (…). Dưới ngòi bút của ông, thiên nhiên Việt Nam và tất cả những sự vật ở xung quanh người nông dân Việt Nam trở nên sinh động” (N. L. Niculin – Văn học Việt Nam, Viện Đông phương học Liên Xô xuất bản năm 1971).

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Nguyễn Thu

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top