Free Images : iphone, notebook, writing, pen, journal, notepad, business,  write, brand, mont blanc, document, notes, office equipment 1920x1275 - -  626036 - Free stock photos - PxHere

Giới thiệu nhà thơ Trần Minh Tông

Free Images : iphone, notebook, writing, pen, journal, notepad, business,  write, brand, mont blanc, document, notes, office equipment 1920x1275 - -  626036 - Free stock photos - PxHere

Tiểu sử nhà thơ Trần Minh Tông (1300 – 1357)

Nhà thơ Trần Minh Tông là vua thứ năm của triều Trần, tên thật là Trần Mạnh, con thứ tư của vua Trần Anh Tông. Trần Mạnh lên ngôi vua năm, 1314, trị vì 15 năm, rồi nhường ngôi, làm Thái thượng hoàng 28 năm. Tuy trên danh nghĩa là nhường ngôi nhưng trên thực tế, công việc lãnh đạo triều chính đều do Minh Tông quyết định, cho tới khi ông qua đời. Dưới thời Trần Minh Tông, xã hội Việt Nam khá yên bình. Về đời sống tư tưởng, văn hóa có đặc điểm là Nho giáo được đề cao. Nhiều nhân tài nho học kế tiếp nhau làm quan phò giúp Trần Minh Tông như Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Trương Hán Siêu.

Tác phẩm của nhà thơ Trần Minh Tông

Tác phẩm của Trần Minh Tông có Minh Tông thí tập. Tập thơ này không còn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư chép thì trước khi qua đời, Minh Tông đã sai đốt hết những thơ ông làm : “Khi bệnh nguy kịch, sai thị thần là Nguyễn Dân Vọng đem những bản chép thơ ngự chế đốt đi. Dân Vọng còn trù trừ, Minh Tông nói : “Vật đáng tiếc còn không thể tiếc được, tiếc làm gì cái ấy”. Thơ của Trần Minh Tông hiện còn hơn 20 bài chép tản mát trong Đại Việt sử ký toàn thư, Việt âm thi tập, Nam Ông mộng lục. .

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Hồng Nguyên

Thơ Trần Minh Tông cũng có phong cách như thơ các vua Trần trước, thanh nhã, phóng khoáng. Bài Chừa Cam Lộ (Cam Lộ tự) thể hiện rất rõ Minh Tông là người có một đời sống tâm hồn thanh cao, thích sự tĩnh tại, gần gũi với thiên nhiên.

Trong Văn tịch chí, khi giới thiệu Minh Tông thi tập, Phan Huy Chú cho biết tập thơ chỉ còn sót lại hơn 10 bài và ông trích dẫn trộn 2 bài Cha Cam Lộ, Bạch Đằng giang. Bài Bạch Đằng giang được Phan Huy Chú nhận xét : “Lời thơ hùng hồn, mạnh mẽ và phóng khoáng,không kém gì đời Thịnh Đường”. Sông Bạch Đằng, nơi quân Nam Hán và quân Nguyên – Mông từng bị quân dân nước Việt thời Ngô Quyền, thời Trần đánh tạn tác, đã trở thành địa danh lịch sử nổi tiếng, trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà thơ, nhà văn. Trần Minh Tông viết bài Bạch Đằng giang cũng trên đồng cảm hứng lịch sử ấy, vừa tự hào về chiến công một thời của triều đại. mình, vừa suy ngẫm về những bài học lịch sử.

Trần Minh Tông là nhà thơ yêu thiên nhiên, yêu lịch sử giàu truyền thống, giàu chiến công của dân tộc và còn có một tấm lòng nhân đạo, yêu thương nhân dân, không muốn để nhân dân phải khổ cực giữa cảnh sống xa hoa của triều đình. Bài thơ Nghệ An hành diện (Hành diện ở Nghệ An) thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo của Trần Minh Tông, trong đó ông nói rõ nhân dân là đồng bào ruột thịt, không được để họ phải khốn cùng

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Huyền Quang

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top