Trang thơ Trần Nhuận Minh (31 bài thơ, 2 bài dịch)

Giới thiệu nhà thơ Trần Nhuận Minh

Trang thơ Trần Nhuận Minh (31 bài thơ, 2 bài dịch)

Tiểu sử nhà thơ Trần Nhuận Minh

Nhà thơ Trần Nhuận Minh, sinh ngày 20.08.1944, lúc mới làm thơ lấy bút danh là Trần Bình Minh, Quê gốc: thôn Điền Trì, xã  Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trần Nhuận Minh sinh trưởng trong một gia đình nông dân, là anh ruột nhà thơ Trần Đăng Khoa. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trần Nhuận Minh chọn nghề dạy học (1962-1969), sau đó hoạt động sáng tác, làm biên tập tạp chí Người vũng mở và sách của Hội văn nghệ Quảng Ninh nhiều năm. Hiện ông công tác tại Hội văn nghệ Quảng Ninh. Nhà thơ đã được nhận Giải thưởng văn học của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm 1980 với tập thơ Âm điệu một văng đất, năm 1990 với tập thơ Nhà thơ áp tải, năm 1997 với tập thơ Nhà thơ và họa cỏ, Giải thưởng văn học thiếu nhi của TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (1979) với tập truyện vừa Trước mùa mưa bão. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm của nhà thơ Trần Nhuận Minh

Tác phẩm đã xuất bản : Đấy là tình yêu (thơ – 1971), Âm điệu một vùng đất (thơ – 1980), Trước mùa mưa bão (truyện vừa – 1980), Thành phố bên này sông (thơ – 1982), Nhà thơ áp tdi (thơ – 1989), Hoa cỏ (thơ – 1992), Nhà thơ và hoa cỏ (thơ – 1993), tái bản nhiều lần.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Trần Thiện Trung

Trần Nhuận Minh sinh ra ở một vùng đồng chiêm, nhưng tuổi trẻ và phần lớn cuộc đời lại gắn bó với vùng mỏ Quảng Ninh. Tập thơ đầu tay Đấy là tình yêu phần lớn là những bài viết về mỏ than và những người thợ mỏ. Nhưng ở tập thơ này, những bài được ưa thích lại chưa phải là những bài viết về người thợ, mà chủ yếu về những đổi thay dễ nhận thấy ở một môi trường mới. Chùm thơ chọn lọc, sau mười năm làm thơ, in chung cùng một số tác giả khác trong Ca bình mình cũng cùng một dòng cảm xúc như tập thơ trước đó. Nhưng với Âm điệu một vùng đất và Thành phố bên này sông xuất bản năm 1980 và 1982, thì ông đã bộc lộ một sự hòa nhập và gắn bó hết lòng với vùng quê mới. Ở đây, cùng với sự thay đổi của cảm xúc, Trần Nhuận Minh đã bắt đầu hình thành một quan niệm thơ với ý thức trách nhiệm cao. Ông quan niệm mỗi trang thơ phải như “những vỉa than ngâm” với sức mạnh tiềm tàng và âm ỷ của nó để vươn lên mặt đất. Bao nhiêu năm cùng lên tầng xuống hầm, sống thực sự đời sống của người thợ mỏ,Trần Nhuận Minh càng ý thức được việc cần phải xóa bỏ các khoảng ngăn cách của thơ mình và những người thợ. Trong ông thường day dứt với ý nghĩ rằng mỗi câu thơ viết ra không nói hết được lòng mình. Có thể thấy rõ một bước chuyển quan trọng trong thơ Trần Nhuận Minh qua tập Nhà thơ áp tải và Hoa cổ, sau này được tuyển chọn và bổ sung thành tập Nhà thơ và hoa cổ. Trong vòng 5 năm, tập thơ đã được tái bản với con số kỷ lục : 8 lần. Cảm xúc của nhà thơ một mặt được mở rộng trên nhiều hướng của đời sống, mặt khác lại đào sâu hơn vào số phận của từng cơn người bình thường trong xã hội. Ông đã có một cách viết trong sáng, giản dị. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ chắt lọc, hàm súc. Có những bài thơ đã tạo ra một khoảng rộng để người đọc suy ngẫm và chiêm nghiệm. Thơ Trần Nhuận Minh đang vào độ chín. Nếu như ông tạo được cho mình sự cân bằng hợp lý giữa cảm và nghĩ hơn nữa thì chắc thơ sẽ có sức nhuần thấm hơn nơi người đọc.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Lý Biên Cương

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top