HD wallpaper: notebook, pen, paper, blank, writing, textbook, diary, table  | Wallpaper Flare

Giới thiệu nhà thơ Trần Thánh Tông

HD wallpaper: notebook, pen, paper, blank, writing, textbook, diary, table  | Wallpaper Flare

Giới thiệu nhà thơ Trần Thánh Tông (1240-1290)

Nhà thơ Trần Thánh Tông, tên thật là Trần Hoảng, sinh ngày 25 tháng Chín năm Canh Tý (1240), mất ngày 25 tháng Năm năm Canh Dần, con trưởng vua Trần Thái Tông. Quê gốc : hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay thuộc tỉnh Nam Định. Ông lên ngôi năm Mậu Ngọ (1258), làm Thái thượng hoàng năm Kỷ Mão (1279).

Tác phẩm của nhà thơ Trần Thánh Tông

Trong 22 năm ở ngôi, Thánh Tông đã biết sử dụng nhân tài, chăm lo việc nước, thực hành đường lối ngoại giao mềm dẻo nhưng không kém phần kiên quyết để đối phó với mưu đồ xâm lược của nhà Nguyện. Khi không tránh khỏi chiến tranh, ông đã có sáng kiến triệu tập hội nghị Diên Hồng, phát động tình thần yêu nước, “Sát Thát” (giết quân Thát Đát – tức quân Mông – Nguyên) của toàn dân. Cùng với con là Trần Nhân Tông, ông trực tiếp tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai và ba, góp phần không nhỏ vào các chiến thắng lịch sử năm 1285 (trận Hàm Tử, Chương Dương, trận Tây Kết diệt đạo quân Toa Đô, trận Vạn Kiếp, Thoát Hoan thua chạy về nước) – và năm 1288 (trận Bạch Đằng, Ô Mã Nhi bị bắt sống, Thoát Hoan thua chạy tháo thân). Sau đó, ông về ở Bắc Cung, rồi đi tu, chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật và viết sách. Tác phẩm từng viết có Di hậu lục (Ghi chép để lại cho đời sau), Cơ cân lục (Tập viết về con cháu giống tổ tông), Thiền tông liễu ngộ.ca (Bài ca giác ngộ đạo thiền), Phóng ngưu (Chăn trâu), Chỉ giá mình (2), song đều đã thất lạc, hiện chỉ còn 6 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục do Lê Quý Đôn biên soạn, 6 bài thơ thiền chép trong Thánh đăng ngữ lục cùng hai đoạn thơ và một đoạn văn ngắn.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Gia Thiều

Mảng thơ “đời” của Trần Thánh Tông cho thấy ông là người giàu tình cảm và giàu lòng nhân ái, biết trọng người tài. Chẳng những ông đánh giá rất cao Thượng tướng hai triều Trần Quang Khải (Tặng Trần Quang Khải) là người trong hoàng tộc, mà còn vô cùng thương tiếc một bề tôi nhà Tống không chịu hàng quân Nguyên, đã sang nước ta giúp vua Trần là Trần Trọng Trưng

(Viếng Trần Trọng Trưng). Thơ ngũ tuyệt (năm chữ bốn câu), thất tuyệt (bảy chữ bốn câu) cô đọng và tỉnh tế, đạt tới mức điêu luyện về nghệ thuật trong thơ thất tuyệt của nước ta, trong đó đáng chú ý là bài Cung viên xuân nhật ức cựu (Ngày xuân trong vườn ngự nhớ người cũ). Ông cũng đạt mức kết hợp nhuần nhuyễn giữa ý và cảnh như thế ở thể thơ thất luật (bảy chữ tám câu), trong đó nổi bật nhất là bài Hạnh Thiên Trường hành cung (Chơi hành cung Thiên Trường). Bài này về nội dung biểu hiện hài hòa cảnh vật trang nhã, song sinh động và tươi đẹp qua cảm xúc của người thắng trận, đem lại thanh bình cho đất nước. Về hình thức, nhịp điệu thơ xen kế nhịp 4/3 quen thuộc của thơ Đường với nhịp 3/4 của thơ dân tộc, gợi mở cho nhịp thơ song thất lục bát sau này.

Về thơ thiền, tuy Thánh Tông mượn thơ để thể hiện sự giác ngộ về đạo Thiền của mình, trong đó. nhiều thuật ngữ và ý tưởng của thiền tông mà chủ yếu là sự đốn ngộ (bất thình lình hiểu ra

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Bính

ngay, không cần quá trình tư duy) được sử dụng và thể hiện lại chưa đạt đến độ thanh thoát, có tính chất khái quát cao như thơ các thiền sư, song cũng có bài rất đáng chú ý, đó là bài Độc Phát sự đại, minh lục hữu cảm (Cảm xúc Khi đọc Phát sự đại minh lục) với câu thứ tám “Vân tại thanh thiên, thủy tại bình), chứng tỏ sách nhà Phật trong đó các công án – mẩu chuyện ghi lại lời hỏi đáp về nghĩa lý đạo thiền ở Trung Quốc dưới thời Trần đã được truyền sang nước ta rất nhiều và Trần Thánh Tông cũng đã đọc khắp.

Trong số thơ ít ỏi còn lại của Trần Thánh Tông, lâu nay mảng thơ “đời” được coi trọng và nghiên cứu nhiều hơn, còn mảng thơ thiển nhìn chung chưa được chú ý đúng mức. Đây là điều cần bổ khuyết bởi Trần Thánh Tông. là người góp phần nối tiếp dòng thơ thiền và dòng thơ đượm mùi thiền của đời Lý với đời sau.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top