Giới thiệu nhà thơ Trần Tung (1230-1291)
Nhà thơ Trần Tung, đạo hiệu Tuệ Trung Thượng sĩ, sinh năm Canh Dần (1230), mất năm Tân Mão (1291). Quê gốc : hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc ngoại thành Nam Định). Là con trai Trần Liễu, anh ruột Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Trong ba cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông, Trần Tung đều trực tiếp tham gia cầm quân đánh giặc. Vốn là người chuyên tâm đọc sách tìm hiểu đạo Phật, không ham công danh, ông theo học thiền sư Tiêu Dao và trở thành nhà Thiển học danh tiếng, được em rể là vua Trần Thánh Tông kính trọng, được vua Trần Nhân Tông tôn làm thầy học. Đương thời từng được phong chức Tiết độ sứ coi sóc phú Thái Bình, sau được phân phong ấp ở TịnhBang. Tiểu sử cuộc đời ông còn có chỗ . Chưa thật rõ ràng.
Tác phẩm của nhà thơ Trần Tung
Tác phẩm của Trần Tung hiện còn được tập hợp trong bộ Thượng sĩ ngữ lục (do nhầm lẫn của Bùi Huy Bích khi soạn Hoàng Việt thí văn tuyển, nên một thời gian dài sách này được coi là của Trần Quốc Tảng). Văn bản sớm nhất còn lại đến nay do nhà sư Tuệ Nguyên chùa Long Động (Yên Tử) để tựa và cho khắc in vào năm Quý Hợi, niên hiệu Chính Hòa thứ tư (I683). Sách này không thuần nhất là tác phẩm của Trần Tung, được chia làm 4 phần.
1. Phần “Ngữ lục” là những lời giảng về Thiền học dưới hình thức thầy trò vấn đáp, do sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương ghi lại .và Trần Nhân Tông khảo đính – gồm lời đối đáp văn xuôi có tính chất những công án thiền hoặc bằng lối thơ hai câu, thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn tứ tuyệt…
2. Phần thơ ca có 49 bài với nhiều để tài, thể loại (trong đó có bài Tịnh Bang cảnh vật trùng với Đề Đã Tin của Trần Quang Khải, bài Tứ sơn kh lợi trùng với thơ Trần Thái Tông).
3. Phần văn phúng tế gồm 8 bài tán của các thiền sư phái Trúc Lâm viếng thầy Trần Tung. 4. Phần cuối gồm bài Thượng sĩ hành trạng có lẽ của Trân Nhân Tông (trong đó lại có 6 bài kệ của Trần Tung, một bài kệ và một bức thư của Trần Thánh Tông, một bài kệ của chính Trần Nhân Tông) và một bài bạt của Đỗ Khắc Chung, viết theo lệnh của “kim thượng hoàng đế” Trần Anh Tông (1276-1320).
Thơ Tuệ Trung in đậm phong cách một cư sĩ phóng khoáng, một tiếng nói của thiền Đại thừa, một người ham tìm hiểu đạo Phật nhưng không quá bị ràng buộc bởi những tín điều hình thức. Ông có những suy nghiệm sâu sắc về lẽ chân tâm, chân thư, hư không theo tinh thần Phật giáo, nhưng vẫn chú trọng sự tu dưỡng cá nhân và nội lực bản ngã, ý thức tự tại, thoát thế, tự soi nhìn lại mình. Ông vừa có những bài thơ răn dạy chúng dân đệ tử hãy ngưỡng vọng về Phật giáo (gợi bảo người học đạo, người tu Tây phương, thấy muôn việc: đều về cõi chân thư, ngợi ca Thánh Tông học đạo…), vừa tỏ vẻ ham vui với cõi đời, an nhiên giữa cuộc đời (vui thích đời giang hồ, biết lui về chốn an nhàn và hát bài ca “phóng cuồng”… Bước đầu thơ ông đã bộc lộ dấu hiệu tiếng nói cá nhân, tiếng nói trữ tình hướng nội, tự mình chiêm nghiệm và tìm đến niềm an lạc theo cung cách riêng của mình. Ngay đối với các vấn đề căn bản của Phật giáo. ông vẫn bày tỏ theo một cách nhìn, một cách cảm nhận riêng “Sài môn mao ốc cư tiêu sái, Vô thị vô phi tự tại tâm” (Cưa liếp, nhà tranh, ăn ở thảnh thơi, Không “thị” không “phi”, lòng ung dung tự tại)…