pen, notebook, notepad, paper, writing, business, table, writing  instrument, note pad, wood - material | Pxfuel

Giới thiệu nhà thơ Trịnh Căn

pen, notebook, notepad, paper, writing, business, table, writing instrument, note pad, wood - material | Pxfuel

Giới thiệu nhà thơ Trịnh Căn (1633-1709)

Nhà thơ Trịnh Căn, vị chúa Trịnh thứ năm, con trai của Tây Vương Trịnh Tạc ( 1606- 1682). Quê gốc : làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1674, ông được tấn phong Nguyên soái, tước Đoan Nam vương, được cử làm trấn thủ Cao Bằng, Nghệ An. Năm 1682, nối nghiệp chúa, được phong làm Đại nguyên soái, Tổng quốc chính, Thượng thánh phụ sư, Thịnh công nhân minh uy đức Định vương, nắm giữ quyển điều hành đất nước. Trịnh Căn mất năm 1709, thọ 76 tuổi, được tôn phong miếu hiệu là Nghị tổ Khang Vương, ở ngôi chúa cả thảy là 27 năm. Dưới thời cầm quyền chính của mình, chúa Trịnh Căn có tiến hành nhiều cải cách về hình luật, thi cử, ruộng đất… tạo ra một thời kỳ khá hùng mạnh. Đặc biệt, ông đã cho sử thần tục biên quốc sử, và lần đầu tiên cho hoàn thành việc khắc in bộ Đai Việt sử ký toàn thư vào năm 1697.

Tác phẩm của nhà thơ Trịnh Căn

Trong số các chúa Trịnh, Trịnh Căn nổi tiếng là người hay chữ, giỏi thơ và thích ngâm vịnh. Tác phẩm còn lại đến nay có tập thơ Nôm Ngự đề thiên hòa doanh bách vịnh. Các bài thơ trong tập được sáng tác rải rác trong nhiều thời điểm khác nhau. Nó là kết quả sưu tập của người đời sau. Nói là “bách vịnh”, nhưng thực chỉ có 90 bài thơ, trong đó có 88 bài thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật và hai bài thơ chữ Hán cũng viết theo thể thất ngôn bát cú. Trong số 90 bài thơ, có 134 bài có ghi kèm theo lời dẫn khá dài bằng Hán văn. Những lời dẫn này đều của chính tác giả, nói rõ nguyên cớ, hoàn ‘cảnh làm bài thơ, đồng thời có ngụ cả ở những lời dẫn có ý thuyết đạo ngôn chí giáo huấn.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Văn Bổng

Trịnh Căn là ông chúa thích tuần du đất nước và ham để lại dấu ấn của mình bằng thi ca để vịnh. Hiện nay, nhiều danh thắng còn giữ lại bút tích của ông khắc trên gỗ, trên đá. Chẳng hạn như bài Pháp Vũ tự thí ở chùa Đậu, Thường Tín, Hà Tay, bài Phát Tích sơn tự thí ở Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Ty… Những bài thơ rải rác đó sau đều được sưu tập vào Ngự đề Thiên hòa doanh bách vịnh.

Tuy nhiên, những danh thắng được để vịnh nhiều nhất vẫn thuộc địa bàn Thăng Long như : Văn Miếu, đàn Nam Giao, chùa Khánh Sơn… Ngoài số thơ đề vịnh danh lam thắng tích và thời tiết : khí hậu ra, còn lại trên 50 bài phẩm vịnh các vật thường gặp trong cung vua phủ chúa như lầu ngự, kiệu chầu, võng chầu, kiếm cung, con voi, chiếc thuyền, tùng, trúc, cúc, mai… Các bài thơ đều có nội dung ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, cương thường đạo lý, một ít bài có tính chất khẩu khí. Trong tập thơ có chùm bài Tháp nhị quỳnh cá (Thơ vịnh về 12 tháng trong năm) cũng có chép trong Hồng Đức quốc âm thi tập, hai bản gần giống nhau, chỉ có 24 trường hợp dị biệt. Nhìn chung, thơ Nôm của Trịnh Căn điêu luyện, chải chuốt, mỗi bài mỗi vẻ, tuy nhiên cũng có một số bài sa vào khuôn sáo, cầu kỳ. Nhìn chung Ngự đề Thiên hòa doanh bách vịnh có phong cách, thi pháp khá gần với trường thơ Nôm Hồng Đức thời Lê Thánh Tông. Trong lịch sử văn học trung đại, Ngự để Thiên hòa doanh bách vịnh là một tác phẩm Nôm có giá trị ở giai đoạn cuối thế kỉ XVII.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Trương Hán Siêu

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top