Tiểu sử nhà thơ Vũ Hoàng Chương
Nhà thơ Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5.5.1916 tại Nam Định. Quê gốc: làng Phù Ủng, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ, ông học ở Nam Định, rồi lên Hà Nội tiếp tục học Trường trung học Albert Sarraut, có bằng Tú tài Tây. Năm 1937, ông vào học Trường đại học Luật Hà Nội một thời gian, năm 1939 thì bỏ học đi làm Phó thanh tra Sở hỏa xa miền Bắc. Năm 1911 thôi việc, theo học ban Cử nhân toán học, vừa học vừa làm thơ, viết văn. Năm 1912 lại bỏ học đi dạy tư. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông theo kháng chiến lên Việt Bắc rồi lại trở về Hà Nội. Cuối 1951, di cư vào Sài Gòn, sống bằng nghề dạy học và viết văn,: làm thơ. Ông mất ngày 6.9.1976 tại TP. Hồ Chí Minh.
Tác phẩm nhà thơ Vũ Hoàng Chương
Tác phẩm : Năm 1940, xuất bản tập thơ đầu tay : Thơ s¿y, tiếp đó là các tập Máy và Ván Muội (kịch thơ – 1943).
Sau Cách mạng, ông tiếp tục cho ra mắt các tập thơ : Thơ lửa (1948, in chung với Đoàn Văn Cừ ở Liên khu HD, Tâm sự kẻ sang Tần (kịch thơ – 1951), Rừng phong (1954), Hoa đăng (1959), Tâm tưởng người đẹp (1961),.Trời một phương (1962), Lửa từ bị (1963), Ánh trăng đạo lý (19%), Bút nở hoa đàm (1967), Cành mai trắng mộng (1969), Ta đợi em từ ba nữ năm (1970). Các thi tuyển có : Poèmes Choisis (1963), Nouuedutev noèmex (1970) Vũ Hoàng Chương còn là tác giả một số tập hồi ký, tản văn như Loạn trong bút (1970), Ta đã làm chi đời ta (1971).
Tuy là nhà thơ xuất hiện muộn, vào giai đoạn cuối của phong trào Thơ mới song ông vẫn được người đời chú ý bởi tài năng thơ độc đáo với giọng điệu riêng “buồn, do sự bất mãn, chán chường”, vùi mình đắm đuối, say sưa trong các thú chơi : rượu, thuốc phiện, nhảy đầm… mong quên đi cái thực tại của xã hội thực dân – phong kiến đương thời. Thơ ông ngập tràn “niềm ngao ngán”, nỗi “chán ngán sự đời”, thể hiện tâm trạng bơ vơ của người chưa thấy lối thoát. Vì thế “vị chua chát”, “giọng khinh bỉ”, “hẳn học và bị đát” là những điều có thể cảm nhận rõ qua thơ của ông… Do là những lời bình về thơ Vũ Hoàng Chương của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam: 1932 – 1941 và nhận xét của Vũ Ngọc Phan trong Nhà vấn hiện đại (1943).
Cái đặc sắc trong thơ ông còn nằm ở các bài viết về tình yêu và hôn nhân, tính bi kịch của sự chung đụng thân xác giữa các bản thể khác giới tính. Tuy vậy, tháng hoặc ông cũng có được một số bài thơ tình đằm thắm, trong sáng, thể hiện sự thăng hoa trong tâm tưởng.
Về nghệ thuật thể hiện, Vũ Hoàng Chương đạt tới sự điêu luyện và tỉnh tế, có những tìm tòi về nhạc điệu và cấu tứ, hình tượng. Riêng về kịch thơ, với Ván Muội, ông đã góp thêm vào mảng thể loại khó và còn thưa vắng này một “vở kịch có giá trị” (Lê Thanh).
Vũ Hoàng Chương là một trong những tác giả viết không nhiều mà tên tuổi và tác phẩm chủ yếu là những tác phẩm viết trước Cách mạng tháng Tám vẫn có sức cuốn hút, khá lâu bền.
- Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác