Tiểu sử nhà thơ Vương Trọng
Nhà thơ Vương Trọng sinh ngày 1.8.1943, tên thật là Vương Đình Trọng, tốt nghiệp khoa Toán Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đí nhập ngũ, phục vụ ở Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, rồi giáo viên Trường Văn hóa quân đội, đồng thời sáng tác thơ. Vương Trọng có theo học Trường bồi dưỡng viết văn của Hội nhà văn Việt Nam và từ 1964 đến nay, làm biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội.
Tác phẩm nhà thơ Vương Trọng
Tác phẩm : Thơ người ra trận (in chung, thơ – 1972), Khoảng trời quê hương (thơ – 1979), Cánh chim Phay Khắt (truyện thơ – 1982), Voi và hổ (đồng thoại – 1994), Những ngày xa (thơ – 1986), Về thôi nàng Vọng Phu (thơ – 1991), Đảo chùm (trường ca – 1994), Hồn quê (truyện ngắn – 1994), Mèo đi câu (thơ thiếu nhi – 1996).
Tác phẩm dịch : Người săn mèo rừng (truyện ngắn – 1990), Chàng mắt nai (truyện – 1990),
Bài thơ đầu của Vương Trọng được đăng báo Văn nghệ năm 1967, sau đó ông tiếp tục sáng tác và hòa nhập vào thế hệ các nhà thơ chống Mỹ. Là người lính, thơ Vương Trọng giai đoạn đầu giành phần lớn cho những vấn đề của người lính và cuộc chiến đấu chống quân xâm lược của dân tộc và cho =quê hương. Đây cũng là nét chung của những nhà thơ trẻ trong giai đoạn chống Mỹ. Thơ viết về quê hương của Vương Trọng da diết một tâm tình sâu nặng với vùng quê nghèo khó và tuổi thơ đói nghèo của chính ông, nó đầm sâu và thực sự xúc động. Nhìn lại cả đường thơ Vương Trọng, dễ nhận thấy, ở chặng thơ đầu với các tập : Thơ người ra trận, Khoảng trời quê hương và một phần của tập Nhưng ngày xa đã có đôi nét sắc thái riêng, song vẫn là : “thơ nói nhiều đến sự kiện mà ít thấy tâm trạng riêng của người làm thơ”. Phải đến những năm đầu thập kỷ 80, nhất là từ sau bài thơ đặc sắc Bên mộ cụ Nguyễn Du, thơ
Vương Trọng mới có những chuyển biến đáng kể, năng lực sáng tạo của ông mới bộc lộ rõ nét. Trở về với cái cốt lõi của thơ, ông bộc bạch tâm trạng, tình cảm của chính mình trước hiện thực cuộc sống khá bộn bề và nghiêng dần về phía suy tư, chiêm nghiệm, đặc biệt ở những tập : Những ngày xa, Về thôi nàng Vọng Phụ và Trường ca Đảo chìm. Tuy nhiên, ở cả hai chặng đường thơ, Vương Trọng đều có cốt lõi chung của cái tình, “nỗi lòng” sâu đằm của riêng anh.
Chính nhờ thế, nhiều bài thơ Vương . Trọng có sức níu giữ, giăng mắc trong tâm tình người đọc (Bên mộ cụ Nguyễn Du, Câu hò sông quê, Đôi nét miền Trung, Chị Dậu…).
- Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác