Tiểu sử nhà thơ Xuân Hoài
Nhà thơ Xuân Hoài, tên khai sinh là Bùi Xuân Huyến. Quê gốc: thị trấn Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1962, ông tốt nghiệp khoa Toán. Trường học Sư phạm Vinh rồi về giảng dạy ở Trường cấp 3 huyện Đức Thọ và Trường cấp 3 huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Từ năm 1974, ông về công tác ở Hội văn nghệ tỉnh Nghệ Tĩnh, có thời gian làm Tổng thư ký của Hội. Khi tỉnh Hà Tĩnh được tái lập (1992), ông trở lại Hà Tĩnh phụ trách Hội văn nghệ tỉnh và là Giám đốc Sở Văn hóa thông tin tỉnh Hà Tĩnh.
Tác phẩm nhà thơ Xuân Hoài
Tác phẩm thơ của Xuân Hoài gồm : Hướng quê (in chúng – 1971), Tiếng chim vườn (1976), Sen lên (thơ cho thiếu nhi – 1982), Sau những tháng năm: (in chung – 1983), Dưới trời máy trắng (1987), Bóng mới (1991), Những cây dù đỏ (thơ cho thiếu nhi – 1992), Đừng là mưa bóng mây (1995), Giữ người và xứ (1998), Thơ Xuân Hoài (tuyển – 2000).
Mặc dù học toán, dạy toán, nhưng từ lâu Xuân Hoài đã đến với thơ. Ông được chú ý từ bài Những ngôi sao (1967) (Giải khuyến khích trong cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ 1969). Bài thơ kể về tâm trạng người chiến sĩ trẻ mỗi. khi hành quân qua nghĩa trang liệt sĩ lại nghĩ đến nghĩa vụ tiếp nối truyền thống cha anh đánh giặc cứu nước. Bài thơ mộc mạc với 32 câu thơ tự do từ 7 đến 10 chữ, đọng lại ở cái tứ thơ tôn vinh lớp chiến sĩ năm xưa đánh giặc, giờ nằm lại nơi nghĩa trang, nhưng những ngôi sao trên bia liệt sĩ dường như vẫn cùng lớp trẻ tiếp bước hành quân. Ngoại trừ 2 tập thơ viết cho lứa tuổi thiếu nhi mà bài khá nhất có lẽ là bài Chùm họa để (được tuyển chọn vào sách Tiếng Việt lớp 3), cồn lại 6 tập thơ khác của ông đều viết về những năm tháng chiến đấu anh dũng và xây dựng gian khổ của vùng đất Liên khu IV quê ông. Nếu như nhà thơ Thạch Quỳ cùng lứa với ông có Gạch vụn thành Vinh, thì ông có bài thơ Thị trấn Đức Thọ, Hè 1967 cũng rất hào hùng. “Đổ nát dưới chân ta thị trấn vẫn nguyên lành, Có thể bom thiêu không còn ngọn cỏ, Nhưng còn mãi quê hương ta Đức Thọ”. Bên cạnh đó, những bài thơ Mẹ ơi (1991), Con đường về bến Tam Soa (1981), Bến quê (1994) là những bài thơ cảm động, gợi được cái hồn quê rất thực trong thơ ông và được dư luận bạn đọc chú ý. Đặc biệt, Tuyển thơ Xuân Hoài năm 2000 chọn lựa 172 bài thơ tiêu biểu với lời giới thiệu của nhà thơ Huy Cận, lời bình và dư luận của nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học trong và ngoài tỉnh đã khắc họa được chân dung của một con người thủy chung son sắt suốt đời với thơ. Xuân Hoài trước sau vẫn là nhà thơ của một vùng quê bên dòng sông La, nơi một vùng quê từng trải qua nhiều gian khổ nhưng rất đỗi anh hùng, nơi chứa đầy ký ức buồn vui đã tạo nên hồn thơ ông.
- Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác