Tiểu sử nhà văn Bùi Hiển
Nhà văn Bùi Hiển, sinh ngày 22.11.1919. Quê gốc : làng Phú Nghĩa Hạ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (nay là xã Quỳnh Tiên, Quỳnh Lưu, Nghệ An). Thuở nhỏ, ông học ở Vinh, sau đó chuyển theo gia đình về quê, rồi lại chuyển về Vinh. học trung:học, hiện ở khu:tập thể Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội. Trước Cách mạng tháng Tám (từ 1939 đến 1945), ông vừa dạy học tư, làm viên chức, vừa viết văn, viết báo. Ông cộng tác với nhiều tờ báo như : Ngày nay, Trung Bắc chủ nhật, Tiểu thuyết thứ bảy, Thanh nghị, :Hà Nội tân văn, Bạn đường, Chủ nhật… Trong kháng chiến chống ;Pháp, ông làm :báo và tham gia hoạt động văn nghệ. Ông từng là Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc Nghệ An, Ủy viên biên tập báo Văn học, Văn nghệ, Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ An, Phó tổng biên tập NXB Văn học. Ông cũng đã được bầu là Ủy viên thường vụ, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội đồng văn xuôi Hội nhà văn Việt Nam (khóa V).
Tác phẩm nhà văn Bùi Hiển
Tác phẩm chính : Nằm vạ (tập truyện ngắn – 1941), Ánh mắt (1961), Đường vui xứ bạn (ký sự – 1962), Trong gió cát (truyện và ký – 1965), Đường lớn (1966), Người mẹ trẻ (truyện ký – 1967), Cao Bá Tuyết và đồng đội (truyện ký – 1967), Những mẩu chuyện về một bệnh viện anh hùng (truyện ký – 1968), Những tiếng hát hậu phương (1970), Hoa và thép (tập truyện ngắn – 1972), Giản dị (tập truyện ngắn – 1975), Một cuộc đời (truyện – 1976), Mai đây những buôn làng đẹp (truyện ký – 1978), Ý Nghĩ ban mai (truyện và ký -1980), Tâm tưởng (1985), Tuyển tập Bùi Hiển (1987), Ngơ ngẩn mùa xuân (1992), Hướng về đâu văn học (tiểu luận – 1996), 25 truyện ngắn 1940 -1995 (1996).
Truyện cho :thiếu nhi : Con chuột mù, Phép lạ (trước Cách mạng), Bên đồn địch, Quỳnh xóm cháy (sau Cách mạng).
Dịch thuật : Viết truyện ngắn của Antônốp (1956),. Đội cận vệ thanh niên của Phađêép (dịch chung – 1960), Những người chết còn trẻ mãi của Anna Dêgớt (dịch chung – 1963), Nhân danh đứa con trai (dịch chung – 1993), Những truyện ngắn phương Đông của Macgơrit Yôuxơnar (1996).
Bùi Hiển có truyện đăng báo từ những năm 1940 và được dư luận bạn đọc bắt đầu chú ý từ tập truyện ngắn Nằm vạ (NXB Đời nay – 1941). Tập truyện viết về những người dân chài vùng biển Quỳnh Lưu quê ông với những phong tục, tập quán nhiều. khi thật ngộ nghĩnh. Cuộc sống của họ tuy đầy gian khổ, nhưng họ vẫn hết sức hồn nhiên, yêu đời (Nằm vạ, Chiều sương, Ma đậu, Thằng Xin…). Đúng như có lần ông đã tâm sự : “Thời niên thiếu tôi có dịp sống gần gũi với những người dân chài quê tôi, vài ba bận theo họ ra ngoài khơi đánh cá. Mục kích cảnh họ kể vai sát cánh, vật lộn giữa sóng to gió cả, với một tỉnh thần dũng cảm ngoan cường, nhất là trong bão tố. Cảm thấy trong tâm khảm họ ngoài sự bức thúc sinh kế, còn thấy phảng phất một ý niệm siêu hình (không thật tự giác) về cuộc đời con người, về nhân sinh, vũ trụ” (theo Nhà văn Việt Nam hiện đại – Hội nhà văn Việt Nam, 1997). Ngoài ra ông còn một số truyện viết về những viên chức, những học trò tỉnh lẻ với lối sống tẻ nhạt, còm cõi, đơn điệu (Hai anh học trò có vợ, Ốm, Cái đồng hồ, Làm cha...).
Sau Cách mạng tháng Tám, Bùi Hiển tiếp tục công tác văn hóa văn nghệ, viết văn viết báo phục vụ cách mạng và kháng chiến. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông luôn có mặt ở những nơi tuyến lửa, gian khổ và quyết liệt: chiến khu Bình Trị Thiên, Liên khu IV (trong kháng chiến chống Pháp), Hà Tĩnh, Quảng Bình (trong kháng chiến chống Mỹ). Từ thực tế của cuộc kháng chiến gian khổ và ác liệt ấy, ông đã viết nhiều truyện để mô tả và phản ánh kịp thời hiện thực lớn lao của đất nước, nhân dân. Đó là câu chuyện giành giật với địch từng hạt thóc trong chiến tranh (Đánh trận giặc lúa – 1951), là câu chuyện cảm động về cuộc gặp gỡ với những giây phút hiếm hoi của vợ chồng người cán bộ kháng chiến (Gặp gỡ -1953). Những truyện ký viết trong kháng chiến chống Pháp về sau in thành tập Ánh mắt (1961). Sau 1954, bám sát vào hiện thực cuộc sống của đất nước, nhân dân, các tác phẩm của Bùi Hiển tập trung mô tả và phản ánh công cuộc lao động dũng cảm xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân miền Bắc (Trong gió cát – 1965) và cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ của nhân dân vùng tuyến lửa. Họ là những người thanh niên xung phong trên các tuyến đường giao thông ác liệt, là những người nông dân khu IV bám đất bám làng, vừa chiến đấu vừa sản xuất.
Do yêu cầu của nền văn nghệ cách mạng, lại được sống trong một hiện thực đa dạng phong phú, ngòi bút Bùi Hiển không chỉ dừng lại ở truyện ngắn, ông còn mở rộng ra nhiều thể loại, nhất là bút ký, truyện ký, nhằm ghi nhanh, phản ánh kịp thời những người thực, việc thực là các cá nhân và đơn vị anh hùng. Các tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này: Đường lớn (bút ký – 1966), Hoa và thép (truyện ngắn – 1972), Cao Bá Tuyết và đồng đội, Người mẹ trẻ, Một cuộc đời (truyện ký).V.v…
Nổi bật nhất trong sáng tác của Bùi Hiển là truyện ngắn. Cho đến nay ông vẫn là một trong những cây truyện ngắn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Với thể loại này, ngòi bút Bùi Hiển luôn thể hiện được tài quan sát tinh tế, cái nhìn hóm hỉnh và đôn hậu, tạo được dư vị thấm thía, đúng như ông đã viết : “Khi cần phê phán ai, tôi thích dùng lối văn châm biếm nhẹ nhàng, chen tí hài hước khoan dung, nhằm đánh thức cái lương tri, thiên lương sẵn có ở mỗi con người, nó đang ngủ gà ngủ gật vì kém nội lực bản thân hoặc bị khỏa lấp do những eo sèo của cuộc sống và nhằm đừng để trượt dần dù là vô tình vào cái xấu, cái ác” .
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác